Cầm đồ thời 4.0: Avatar Facebook, nhân vật game thành món hàng vay nóng tỷ đồng
Trong những năm gần đây, khái niệm về tài sản số (digital asset) ngày càng trở nên phổ biến. Có thể hiểu đơn giản, tài sản số bao gồm mọi thứ tồn tại ở định dạng số đi kèm với quyền sở hữu.
Khác với những tài sản có thể cầm nắm được (vàng, ô tô, xe máy), hoặc không cầm nắm được nhưng hiện hữu (bất động sản, cổ phần doanh nghiệp)... tài sản số chỉ đơn giản là các tập tin, hình ảnh, âm thanh, tài liệu kỹ thuật số... Trong đó, NFT (Non-fungible token) là một hình thức tài sản số đặc biệt đang ngày càng trở nên phổ biến.
Nhìn chung, mỗi NFT có thể được tạo ra dưới hình thức vật phẩm ảo trong game, hoặc là phiên bản mã hóa của tài sản trong thế giới thực. Hình ảnh, đoạn âm thanh, vật phẩm game hay các tác phẩm nghệ thuật đều có thể giao dịch dưới dạng NFT. Ở đó, công nghệ Blockchain đóng vai trò xác nhận quyền sở hữu của chủ nhân tài sản số.
Quy mô giao dịch của thị trường mua bán NFT trong năm 2021. Số liệu: DappRadar |
Thực tế cho thấy, thị trường NFT cũng rất sôi động và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Theo thống kê của DappRadar, quy mô thị trường giao dịch NFT đã tăng từ 1,2 tỷ USD trong Quý 1/2021 lên thành 11,6 tỷ USD trong Quý 4 cùng năm.
Xét trong cả năm 2021, tổng doanh số bán NFT trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 24,9 tỷ USD, cao gấp 260 lần so với tổng doanh thu 940 triệu USD của năm 2021.
Sự phổ biến của các loại hình NFT cũng dẫn tới sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó có dịch vụ cầm cố NFT giống như ở các cửa hàng cầm đồ trong thế giới thật. Thay vì cầm cố sổ đỏ, phương tiện đi lại như xe máy, ô tô, dịch vụ cầm đồ giờ đây lan tỏa cả vào thế giới số nhờ sự xuất hiện của các loại tài sản mới.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Nguyễn Minh Nhựt - CEO Bami Pawn Shop - nền tảng cầm đồ NFT đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cho biết, về cơ bản, cầm cố NFT cũng giống mô hình cầm đồ truyền thống.
Người đi vay phải thế chấp tài sản để nhận khoản vay, tất nhiên giá trị cho vay chỉ từ 30-70% giá trị tài sản. Bên cạnh đó, người dùng cũng phải chịu lãi suất khi thế chấp, cầm tài sản NFT và phải thanh toán khoản vay đúng hạn để lấy lại NFT.
Sau cơn sốt NFT, bắt đầu có sự xuất hiện của các dịch vụ liên quan như cầm cố, cho vay tài sản ảo. |
Tuy vậy, khác với các cửa hàng cầm đồ truyền thống, nhờ đặc tính công nghệ, dịch vụ cầm đồ số phát triển kèm theo đó một hệ sinh thái để tối ưu khả năng thanh khoản cho NFT. Không chỉ cầm cố, cho vay NFT với “cửa hàng”, người dùng cũng có thể tự thỏa thuận với nhau về các khoản vay, thế chấp.
Lấy ví dụ về điều này, ông Nhựt chia sẻ thêm, đối với dạng NFT avatar phổ biến như CryptoPunk, mỗi CryptoPunk hệ Ethereum có giá dao động từ 60-100 ETH (tương đương 162.000-270.000 USD, tính theo giá ETH hiện tại). Các NFT này sẽ cầm cố được khoảng 65.000-100.000 USD tại Bami sau khi thông qua đội ngũ định giá.
Các nhân vật trong tựa game Axie Infinity cũng là một tài sản có thể cầm cố nhờ tính thanh khoản cao. Việc định giá các Axie được thực hiện thông qua giá sàn trên marketplace (chợ giao dịch) của tựa game và trừ hao đi một khoảng giá để dự phòng rủi ro.
Những NFT avatar phổ biến như CryptoPunk cũng có thể được cầm cố với số tiền lên tới cả tỷ đồng. |
Trong trường hợp người vay không quay lại lấy tài sản thế chấp, NFT sẽ được đem vào chợ thanh lý để bán với mức giá rẻ hơn giá sàn. Đơn vị cầm đồ cũng có thể liên kết để bán lại cho chính những dự án phát hành NFT đó.
Theo tiết lộ của đơn vị phát triển nền tảng cầm đồ NFT, trong tương lai, Bami sẽ phát hành NFT với những đặc quyền riêng như tham gia Launchpad, giảm lãi suất vay thế chấp… Đây là sự khác biệt của nền tảng cầm đồ thời 4.0 so với các tiệm cầm đồ truyền thống.
Tại Việt Nam, hiện đã có một số dự án chuyên về NFT như sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật (Cổng trời), dự án phát hành NFT cho các rapper, nghệ sĩ (SingSing),... Đây đều là các dự án tạo ra nguồn cung NFT thông qua việc phát hành hoặc số hóa tài sản thật thành tài sản ảo.
Do vậy, sự xuất hiện của dịch vụ cầm cố NFT được xem là một mảnh ghép mới nhằm bổ sung vào hệ sinh thái NFT đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Điều này cũng mở ra những đầu ra mới cho người sở hữu NFT khi các tài sản số như những chiếc avatar, nhân vật game của họ có thể thanh khoản dễ dàng như các tài sản thật.
Trọng Đạt
Mua 'nhà đất, chung cư' giá chỉ bằng bát phở
Nhiều mảnh đất ảo từng được rao bán thành công với giá trị hàng triệu USD. Một mảnh đất hay căn nhà thật giờ đây cũng có thể chia nhỏ và bán thành nhiều phần nhờ công nghệ ảo.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số