“Cá mập” từng đầu tư Axie Infinity rót vốn vào vũ trụ ảo Make in Vietnam
Phát triển các vũ trụ ảo (metaverse) đang là xu hướng của nhiều tập đoàn công lớn lớn trên thế giới. Mới đây, Facebook thậm chí còn đổi tên thành Meta như một lời khẳng định cho quyết tâm xây dựng vũ trụ ảo của riêng mình.
Metaverse hay vũ trụ ảo có thể hiểu là một thế giới nằm ngoài vũ trụ vật lý và tồn tại song song với thế giới thực. Đó là nơi con người có một bản thể ảo để tương tác với nhau trên môi trường ảo được tạo ra bởi máy tính.
Tại Việt Nam, các dự án liên quan đến metaverse cũng nở rộ thời gian gần đây. Trong đó, được nhắc tới nhiều nhất là Axie Infinity. Đây là tựa game mà người dùng có thể điều khiển các Axie (nhân vật) trong game để giao chiến với nhau, từ đó kiếm về điểm thưởng và có thể đổi sang các loại tiền mã hóa.
Các vũ trụ ảo metaverse đang là xu hướng mới của thị trường công nghệ. |
Sky Mavis - công ty phát triển Axie Infinity sau đó đã trở thành một kỳ lân công nghệ khi được định giá tới 3 tỷ USD. Bên cạnh Axie, còn có rất nhiều dự án metaverse Make in Vietnam như Faraland, Sipher, Elpis Battle,... Điểm chung của các dự án này là đều phát triển các vũ trụ ảo xoay quanh thế giới game và đây cũng là lõi hệ sinh thái của họ.
Trong số các dự án Metaverse của người Việt, có một dự án chọn hướng đi khác biệt khi tập trung vào việc phát triển các không gian khác nhau trong một vũ trụ ảo. Startup này được biết đến với tên Meta Spatial.
Để làm được điều đó, công ty này phát triển một công nghệ cho phép người dùng tải hình ảnh của họ và tạo nên một nhân vật ảo. Tại mỗi không gian trong vũ trụ ảo, người dùng có thể chơi game, tham dự các buổi hòa nhạc, chiếu phim ảo,... thông qua các công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (VR/AR/MR/XR).
Đáng chú ý khi Meta Spatial đã phát triển được 6 tháng, sớm hơn rất nhiều so với thời điểm Facebook đổi tên thành Meta để khai phá thị trường vũ trụ ảo.
Các vùng đất khác nhau trong Meta Spatial Moon, một không gian ảo của vũ trụ ảo lớn hơn là Meta Spatial. |
Theo nguồn tin của VietNamNet, mới đây Meta Spatial vừa được rót vốn từ 2 tên tuổi lớn trong giới đầu tư mạo hiểm là Animoca Brands và LD Capital. Đây là 2 quỹ đầu tư thuộc dạng “cá mập” trong làng đầu tư mạo hiểm.
Trong đó, LD Capital là công ty đầu tư mạo hiểm Trung Quốc với thế mạnh trong lĩnh vực blockchain, chứng khoán, đầu tư và giao dịch cổ phiếu. Quy mô của LD Capital từng có lúc đạt mức 1 tỷ USD.
Với Animoca Brands, đây là công ty chuyên về game và đầu tư mạo hiểm. Amonica được thành lập năm 2014 tại Hồng Kông với trọng tâm đầu tư vào các công nghệ mới như blockchain và trí tuệ nhân tạo.
Trong thời gian gần đây, ngoài Meta Spatial, Animoca Brands đầu tư khá mạnh vào các dự án metaverse như Sandbox (tổng vốn hóa 2,4 tỷ USD), Alien Worlds (tổng vốn hóa gần 300 triệu USD). Đáng chú ý khi trong danh mục đầu tư và đối tác của Amonica còn có Sky Mavis - công ty đứng đằng sau tựa game đình đám Axie Infinity.
Về cơ bản, để tham gia vào một vũ trụ ảo, người dùng sẽ phải hóa thân vào các nhân vật. Tùy từng mức độ đầu tư mà các dự án metaverse có thể tích hợp thêm các công nghệ như VR, AR đi kèm với kính thực tế ảo. |
Hồi năm 2019, quỹ đầu tư này từng dẫn đầu vòng gọi vốn đầu tiên, trị giá 1,5 triệu USD để đầu tư vào Sky Mavis. Animoca Brands sau đó cũng đã ký thỏa thuận đăng ký mua lại 420.000 USD cổ phiếu của công ty game này. Trong vòng gọi vốn gần đây nhất, Sky Mavis gọi thêm được 152 triệu USD và được định giá tới 3 tỷ USD.
Với sự quan tâm của của Animoca Brands và LD Capital, có thể thấy startup Meta Spatial của Việt Nam đang được đánh giá rất cao bởi các quỹ đầu tư quốc tế. Do vậy, chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ có thêm một kỳ lân công nghệ mới từ xu hướng vũ trụ ảo, giống như những gì mà Axie Infinity đã từng làm được. Tất nhiên, để đến được giai đoạn đó, startup này sẽ cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.
Trọng Đạt
Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ
Đây là khuyến nghị được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra trong Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” vừa công bố mới đây.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số