Biến thể virus SARS-CoV-2 vừa xuất hiện đã gây tranh cãi
Ngành y tế Vương quốc Anh đang nghiên cứu một chủng SARS-CoV-2 mới xuất hiện được đặt tên là C.36.3 hay còn gọi là biến thể Thái Lan - cái tên khiến Chính phủ Thái Lan tức giận.
Y tế Công cộng Anh (PHE) thông báo đã phát hiện 109 trường hợp nhiễm C.36.3, trong đó có 33 ca ở London.
Tiêm vắc xin ở tỉnh Samut Sakhon (Thái Lan)
Biến thể này lần đầu tiên được ghi nhận ở Thái Lan khi một người vừa đi du lịch từ Ai Cập về có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã được điều trị và khỏi bệnh.
Các nhà khoa học ở Anh đang tiến hành điều tra để xác định liệu C.36.3 có đạt đến ngưỡng trở thành một biến thể “đáng lo ngại” hay không. Đây là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một biến thể dễ lây lan hoặc nghiêm trọng hơn.
Ít nhất 34 quốc gia đã tìm ra các ca bệnh liên quan tới biến thể này bao gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ.
C.36.3 là một trong 9 biến thể đang được PHE nghiên cứu, cùng với các biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Ấn Độ và Philippines.
Biến thể trên được gọi là chủng Thái Lan khiến các quan chức của đất nước này phản ứng dữ dội.
Chính phủ Thái Lan cho biết không có biến thể Thái Lan vì biến thể C.36.3 không được tìm thấy do lây nhiễm trong nước mà là ca nhập cảnh. Du khách đến từ Ai Cập là trường hợp duy nhất nhiễm C.36.3.
Supakit Sirilak, Tổng giám đốc Cơ quan Khoa học Y tế Thái Lan, nói: "Về nguyên tắc, nguồn gốc chủng virus đó ở Ai Cập. Vì vậy, không thể gọi là biến thể Thái Lan, nên được gọi là biến thể Ai Cập".
Tình huống trên làm dấy lên mối lo ngại rằng việc sử dụng địa danh để xác định các biến thể SARS-CoV-2 sẽ tạo ra sự kỳ thị và khiến người dân từ những nơi đó có nguy cơ bị phân biệt chủng tộc hoặc bài ngoại.
PHE cho biết: "Hiện tại không có bằng chứng cho thấy biến thể này gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vắc xin hiện đang được triển khai kém hiệu quả hơn".
"Chúng tôi đang thực hiện thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để hiểu rõ hơn về tác động của các đột biến đối với virus”.
Ngành y tế Anh cam kết sẽ có những biện pháp can thiệp thích hợp vì sức khỏe cộng đồng bao gồm cả truy vết và xét nghiệm.
An Yên (Theo Mirror)

Hiệu quả của vắc xin Covid-19 với từng loại biến thể virus
Vắc xin Pfizer được ghi nhận hiệu quả cao hơn so với vắc xin AstraZeneca.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

