Biến thể Delta đã lây lan sang gần 100 nước
Theo WHO, biến thể Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ) sẽ nhanh chóng trở dòng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế trên toàn cầu. Chủng này còn được gọi là đột biến kép vì mang hai đột biến.
Độ nguy hiểm của chủng Delta chủ yếu ở khả năng lây lan cao hơn 55% so với biến thể Alpha (được phát hiện lần đầu ở Vương quốc Anh).
Ảnh minh họa: CNN
Châu Phi đã có nhiều đợt bùng phát Covid-19 mới do biến thể Delta. Các nước bị ảnh hưởng là Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi... Châu lục này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh số ca mắc mới và tử vong.
Được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2020, biến thể Delta có một số đột biến làm tăng khả năng lây lan, chống lại các kháng thể, thậm chí cả vắc xin.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Scotland, công bố trên tạp chí y khoa quốc tế Lancet, cho thấy tỷ lệ nhập viện của những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cao hơn 85% so với những người nhiễm biến thể Alpha.
Michael Ryan, Giám đốc điều hành của Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO, nhận xét: “Biến thể Delta nhanh hơn, mạnh hơn sẽ tấn công người yếu hiệu quả hơn so với các biến thể trước đó”.
Ở Anh, Mỹ, biến thể Delta đang chiếm ưu thế. Alexandre Bolze, nhà khoa học làm việc cho công ty xét nghiệm Helix, cho biết tỷ lệ người Mỹ nhiễm biến thể Alpha, chủng chủ yếu ở Mỹ vào đầu năm nay, đang giảm. Số ca bệnh chỉ chiếm khoảng 20% các trường hợp được xét nghiệm.
Trong khi đó, số người nhiễm biến thể Delta đang tăng lên. “10 ngày trước, Delta xuất hiện trong 30% mẫu gene được giải trình tự”, ông Bolze nói.
Công ty Helix kết hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) để theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 mới. Hãng này xử lý tới 100.000 xét nghiệm hàng ngày trên hầu hết các bang của Mỹ.
Biến thể Delta và biến thể Gamma, lần đầu tiên được xác định ở Brazil, đã trở nên phổ biến hơn ở Mỹ so với Alpha. Nhưng Delta đang tăng với tốc độ nhanh hơn Gamma ở hầu hết các bang. Cả hai chủng này đều có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng ban đầu và có các đột biến có thể giúp chúng tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ, dự đoán biến thể Delta sẽ trở thành chủng chính ở Mỹ trong vòng vài tháng.
An Yên (Theo ECNS, Business Insider)

Chủng Delta là biến thể nCoV lây lan nhanh nhất
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định chủng virus Delta, ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ, là biến thể dễ lây truyền nhất.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

