Bí ẩn về Covid-19 trong nguồn nước thải ở Mỹ
Tháng 1/2021, các nhà khoa học đang tìm kiếm virus SARS-CoV-2 trong nước thải của thành phố New York đã nhận ra thứ gì đó kỳ lạ trong các mẫu. Họ phát hiện các đoạn virus có nhóm đột biến độc nhất chưa từng được ghi nhận ở con người - dấu hiệu tiềm ẩn của một biến thể mới.
Trong năm qua, những chuỗi kỳ lạ này tiếp tục xuất hiện trong nước thải của thành phố.
Monica Trujillo, nhà vi sinh vật học tại Đại học Cộng đồng Queensborough, đã lọc vi khuẩn từ mẫu nước thải có chứa dấu vết của virus SARS-CoV-2
Không có bằng chứng cho thấy những đoạn virus, đã tồn tại ít nhất một năm nhưng không vượt qua Delta hoặc Omicron, gây ra nguy cơ cao về sức khỏe cho con người. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không biết chúng đến từ đâu.
“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa tìm thấy dòng virus bí ẩn ở con người”, Monica Trujillo, nhà vi sinh vật học tại Đại học Cộng đồng Queensborough, thông tin.
Bản thân các nhà nghiên cứu cũng có quan điểm khác biệt về nguồn gốc của dòng virus trên. Một số người nghiêng về giải thích virus đến từ những người bệnh Covid-19 không giải trình tự gen. Nhưng những người khác nghi ngờ nguồn gốc là động vật nhiễm virus như chuột rất phổ biến ở thành phố.
Các trình tự lạ
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước thải từ 14 nhà máy ở thành phố New York kể từ tháng 6/2020. Vào tháng 1/2021, họ bắt đầu thực hiện xác định trình tự có mục tiêu của các mẫu, tập trung vào phần gen protein gai của virus SARS-CoV-2.
Mặc dù cách tiếp cận này hạn chế góc nhìn về bộ gen của virus nhưng cung cấp rất nhiều dữ liệu từ nước thải với nguồn virus thường bị phân mảnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện các mảnh virus với dạng đột biến mới xuất hiện lặp đi lặp lại tại một số nhà máy xử lý.
Michael Lanza, phát ngôn viên của Sở Y tế thành phố New York, cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy những biến thể này trong số bệnh nhân ở New York”.
Các mẫu nước thải đã qua lọc tại Đại học Queens
Các nhà khoa học tại Đại học California cũng tìm thấy trình tự tương tự trong cống rãnh ở bang California.
Một số dòng bí ẩn có những đột biến giống Omicron hoặc đột biến ở vị trí giống nhau. Các thí nghiệm ghi nhận những dòng virus này cũng có thể tránh được một số kháng thể.
Nguồn gốc động vật?
Mặt khác, giới khoa học cho biết các dòng virus đã lưu hành đủ lâu và lẽ ra phải xuất hiện trong ít nhất một mẫu được giải mã trình tự của người bệnh Covid-19.
Marc Johnson, nhà virus học tại Đại học Missouri, ủng hộ giả thuyết các trình tự đến từ động vật như sóc, chồn hôi... Tiến sĩ Johnson cho biết: “Đây là một loại virus rất lộn xộn, có thể lây nhiễm cho tất cả các loài".
Marc Johnson, nhà virus học tại Đại học Missouri, đưa các mẫu nước thải vào máy ly tâm
Để thu hẹp các khả năng, nhóm tác giả quay trở lại với nước thải, giả định rằng bất kỳ động vật nào đang phát tán virus cũng bỏ lại vật chất di truyền của chính mình.
Mặc dù phần lớn vật chất di truyền trong nước đến từ con người, nhưng cũng tồn tại một lượng nhỏ RNA từ chó, mèo và chuột. Tiến sĩ Johnson đã xem xét những con chuột rất phổ biến New York nhưng vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn.
Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Tiến sĩ Johnson đã phát triển một kỹ thuật mới có thể khuếch đại các trình tự, giúp phát hiện các dòng virus dễ dàng hơn. Ông cũng đã bắt đầu tìm kiếm các dòng tương tự trong mẫu nước thải từ các bang khác để có thêm manh mối.
Tiến sĩ Johnson nói: “Cuối cùng, chúng tôi sẽ biết kết quả”.
An Yên (Theo NYTimes)

Bệnh nhi nhiễm 3 chủng nCoV khác nhau trong 1 năm
Cậu bé người Israel, 11 tuổi, đã mắc phải 3 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau.

Covid-19 hiện có nguy hiểm hơn bệnh cúm?
Các số liệu ở Anh cho thấy, hiện Covid-19 không nguy hiểm hơn đáng kể so với bệnh cúm.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

