Bé trai vừa sốt xuất huyết, vừa loét tá tràng thoát chết trong gang tấc
Ngày 4/1, bác sĩ CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh nhi 13 tuổi được chuyển từ Đồng Tháp vào đêm 30/12/2021. Chẩn đoán trước đó, em mắc sốt xuất huyết, nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa dưới.
Khai thác bệnh sử cho thấy, bệnh nhi sốt cao liên tục 4 ngày, không ói, không ho, ăn kém, tiểu tiện bình thường. Đến ngày thứ 4, em đau bụng âm ỉ kèm với đi tiêu có máu đỏ tươi. Khi nhập viện, em lừ đừ, tiếp xúc chậm, môi tái.
![]() |
Bệnh nhi 13 tuổi phải truyền 2 lít chế phẩm máu. Ảnh: BVCC |
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP chẩn đoán em bị sốc mất máu, xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, sốt xuất huyết nặng trên nền dư cân. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này chỉ nặng 34-40kg, còn em nặng 65kg.
Bệnh nhi vẫn tiếp tục đi tiêu phân máu ồ ạt liên tục. Nhận xét khả năng đang chảy máu đường tiêu hoá tiếp diễn, em nhanh chóng được chống sốc, truyền máu, tiểu cầu, ổn định đông cầm máu và đưa ngay lên bàn mổ nội soi cấp cứu.
“Một động mạch ruột ở ổ loét đoạn tá tràng gần dạ dày phun máu liên tục đã kịp thời được khâu cầm máu. Bé được cứu sống trong gang tấc”, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết.
Khi nội soi, các bác sĩ phát hiện mặt sau tá tràng có ổ loét kích thước 2x3cm và tiến hành khâu cầm máu ổ loét. Sau đó, tình trạng tiêu phân máu đã được giải quyết. Em được tiếp tục điều trị tại khoa hồi sức ngoại. Bệnh nhi đã phải truyền hơn 2 lít chế phẩm máu bồi hoàn từ tỉnh nhà Đồng Tháp lên đến TP.HCM.
![]() |
Lòng bàn tay bàn chân trắng toát dù bồi hoàn máu liên tục. Ảnh: BVCC |
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, loét dạ dày tá tràng là tình trạng chảy máu chủ yếu do loét vào mạch máu. Các ổ loét non thường gây chảy máu mao mạch, nên số lượng thường ít và tự cầm. Các ổ loét sâu nhất là trong loét xơ chai, loét vào các động mạch và khả năng co mạch bị hạn chế, nên thường chảy máu ồ ạt và khó cầm.
Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu: li bì, khó đánh thức, kích thích, vật vã, da xanh nhiều, môi nhợt, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu, mệt hơn sau mỗi lần nôn hoặc đại tiện.
Nếu trẻ đang theo dõi mắc sốt xuất huyết, phụ huynh báo ngay cho bác sĩ biết về tiền căn trẻ hoặc gia đình viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, cần tái khám sát ngày và tái khám ngay nếu có bất kì dấu hiệu xuất huyết hoặc dấu hiệu nặng nêu trên.
Linh Giao

Bé 5 tuổi nuốt đồng xu, cấp cứu trong đêm giáng sinh
Khi người thân phát hiện cháu bé ói liên tục nên vội vàng đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ đã gắp ra một đồng xu dùng để chơi game đang mắc ở thực quản.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

