Bắc Kinh có thể giáng thêm đòn lên các gã khổng lồ Internet
Theo Nikkei Asian Review, Trung Quốc có thể áp "thuế dữ liệu" đối với các nhà phát triển nền tảng, bao gồm những gã khổng lồ Internet của đất nước 1,4 tỷ dân. Đó là một khía cạnh trong chiến dịch "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Những nền tảng sở hữu lượng lớn thông tin cá nhân sẽ trả lại 20-30% doanh thu từ các giao dịch cho những người tạo ra các dữ liệu đó", cựu thị trưởng Trùng Khánh Huang Qi Fan cho biết trong một bài phát biểu tại hội nghị tài chính thường niên được tổ chức vào cuối tháng 10.
Ông lập luận rằng những lợi ích thu được từ dữ liệu nên được trả lại cho toàn xã hội, bao gồm những cá nhân tạo ra dữ liệu, chứ không phải chỉ các bên có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.
Các gã khổng lồ Internet của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings kiếm khoản lợi nhuận khổng lồ bằng cách khai thác dữ liệu cá nhân. Ảnh: Reuters. |
Rủi ro thuế dữ liệu
Các gã khổng lồ Internet của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đã khai thác lượng lớn dữ liệu cá nhân mà họ thu thập qua các dịch vụ.
Họ kiếm khoản lợi nhuận khổng lồ bằng cách khai thác dữ liệu cá nhân và mở rộng hoạt động kinh doanh. Những tập đoàn này bị chỉ trích vì đã kiếm lời quá mức.
Tuyên bố của ông Huang được cho là nhắm thẳng vào các nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc. "Chính quyền nên nắm quyền pháp lý đối với dữ liệu và quyền kinh doanh dữ liệu", ông nhấn mạnh.
Theo ông Huang, các công ty Internet sẽ không phải là bên dẫn dắt nền kinh tế dữ liệu.
Trong một hội nghị tài chính thường niên cách đây một năm, tỷ phú Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba - đã thẳng thừng chỉ trích các cơ quan quản lý. Ông khẳng định "sự đổi mới không e ngại quy định, mà chỉ sợ quy định lỗi thời".
Trong một hội nghị tài chính thường niên cách đây một năm, tỷ phú Jack Ma đã thẳng thừng chỉ trích các cơ quan quản lý của Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Sau bài phát biểu, ông Ma không xuất hiện trước công chúng một thời gian. Việc vị tỷ phú doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc trở nên kín tiếng hơn không phải là hệ quả duy nhất. Kể từ tháng 11/2020, ngành công nghiệp Internet của Trung Quốc bị Bắc Kinh siết chặt kiểm soát.
Hồi tháng 11/2020, Bắc Kinh bất ngờ yêu cầu Ant Group - công ty công nghệ tài chính của tỷ phú Jack Ma - hoãn IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) và thay đổi mô hình kinh doanh.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD sau cuộc điều tra chống độc quyền của Bắc Kinh. Những công ty khác - bao gồm Tencent và Pinduoduo - bị buộc tội vì các hành vi phản cạnh tranh.
Didi - hãng gọi xe được SoftBank rót vốn - từng giành thế thống trị tuyệt đối tại thị trường gọi xe Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã ngăn công ty đăng ký khách hàng và tài xế mới. Ứng dụng của Didi cũng bị xóa khỏi những cửa hàng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Gã khổng lồ gọi xe bị cáo buộc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp. Vụ điều tra diễn ra ngay sau khi Didi IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.
Trả lại cho xã hội
Hồi tháng 8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc mang đến "của cải vừa phải" cho tất cả người dân, hay còn gọi là "thịnh vượng chung".
Giới phân tích nhận định đây là mục đích đằng sau cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ tư nhân của đất nước.
Cuộc họp kêu gọi "điều chỉnh hợp lý đối với thu nhập quá mức, khuyến khích các nhóm và doanh nghiệp thu nhập cao đóng góp trở lại cho xã hội nhiều hơn", theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Các chính quyền địa phương của Trung Quốc cũng đang thể hiện quan điểm đối với nền kinh tế dữ liệu.
Chẳng hạn, hồi tháng 9, Thượng Hải đã ban hành một dự thảo đề cập đến việc "các cá nhân, cũng như tập đoàn, có quyền hưởng lợi từ doanh thu được tạo ra từ các giao dịch dữ liệu".
Ngoài ra, vào tháng 10, Bộ Thương mại và các cơ quan khác của Trung Quốc đã phát hành "Kế hoạch Phát triển Thương mại Điện tử 5 năm lần thứ 14".
Kế hoạch đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch của các dịch vụ trực tuyến từ 37.000 tỷ NDT (khoảng 5.800 tỷ USD) vào năm 2020 lên 46.000 tỷ NDT năm 2025.
Đồng thời, Bắc Kinh sẽ tăng cường giám sát ngành công nghiệp Internet. Kế hoạch nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngành dưới sự lãnh đạo của chính quyền là "rất cần thiết".
Kế hoạch hiện tại là sửa đổi Luật Chống độc quyền và các luật liên quan khác trong tương lai gần. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành 3 đạo luật quản lý dữ liệu, bao gồm Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/11.
Nikkei Asian Review nhận định việc kiểm soát việc sử dụng Internet của Bắc Kinh đang bước sang một giai đoạn mới.
Theo Zing/Nikkei Asian Review
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số