Bà Mạnh Vãn Châu không còn cơ hội bào chữa để tránh dẫn độ
Theo Reuters, trong phiên tòa cuối cùng hôm 18/8 (giờ Mỹ), các công tố viên của Canada cho rằng quan điểm bào chữa của phía Giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Châu đã thất bại.
Việc có dẫn độ con gái Nhậm Chính Phi sang Mỹ hay không sẽ được Phó chánh án Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia quyết định vào ngày 21/10.
Bà Mạnh Vãn Châu xuất hiện tại phiên tòa cuối cùng hôm 18/8. Ảnh: Reuters. |
Công tố viên Robert Frater, đại diện cơ quan thực thi pháp luật Canada, nói với tòa án rằng lập luận bào chữa của các luật sư đại diện cho bà Mạnh không đúng sự thật và thất bại về mặt pháp luật.
“Quý vị sẽ dễ dàng nhận thấy không có yếu tố dối trá nào dẫn đến vụ án sai lệch. Ở đất nước này, không có ai được xét xử trong phiên tòa dẫn độ công bằng hơn bà Mạnh”, phía công tố nêu quan điểm.
Trước đó, các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu cho rằng Mỹ đã ngụy tạo hồ sơ gửi Canada để yêu cầu dẫn độ. Viện dẫn phát biểu của ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ ở thời điểm bắt giữ CFO Huawei, bên bảo vệ tố Mỹ dùng bà Mạnh Vãn Châu như con bài chính trị.
“Ông ta xem bà Mạnh như điều kiện đàm phán, con bài để mặc cả, biến sự tự do của bà thành một phần thỏa thuận kinh tế. Đó là định nghĩa của tiền chuộc”, Richard Peck nêu ý kiến trước tòa hôm 9/8. Luật sư cũng cho rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ là hành động “trái ngược với giá trị của Canada” và quy định pháp luật.
CFO Huawei sẽ tiếp tục chờ phán quyết cuối cùng của tòa án vào ngày 21/10. Trong trường hợp Phó chánh án Heather Holmes tuyên bố chấp thuận yêu cầu dẫn độ, Bộ trưởng Tư pháp Canada sẽ là người ký quyết định giao bà Mạnh Vãn Châu cho Mỹ.
Tuy nhiên, nhóm luật sư của bà Mạnh có quyền kháng cả 2 quyết định này. Do đó, các nhà quan sát cho rằng vụ án có thể kéo dài trong nhiều năm.
Bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei và là con gái của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, bị bắt tại sân bay Vancouver vào cuối năm 2018 theo yêu cầu từ Mỹ.
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Huawei sử dụng một công ty bình phong tại Hong Kong có tên là Skycom để bán thiết bị cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Họ tố bà Mạnh đã lừa ngân hàng HSBC về các giao dịch ở Iran.
Theo Zing/Reuters
"Công chúa Huawei" chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý quan trọng
Vụ kiện dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei sắp đến giai đoạn quan trọng.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số