Ấn Độ có nhiều thông tin sai lệch nhất trên mạng xã hội về Covid-19
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Một nghiên cứu mới cho biết Ấn Độ đã tạo ra lượng thông tin sai lệch lớn nhất trên mạng xã hội về Covid-19 do tỷ lệ sử dụng Internet của nước này cao hơn, hoạt động sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng và người dùng thiếu hiểu biết về Internet.
Nghiên cứu có tựa đề “Phân tích tỷ lệ và nguồn gốc của thông tin sai lệch về Covid-19 ở 138 quốc gia” nói trên được đăng trên tạp chí Liên đoàn các hiệp hội và tổ chức thư viện quốc tế (IFLA). Nghiên cứu đã phân tích 9.657 thông tin sai lệch có nguồn gốc ở 138 quốc gia. Các thông tin đã được 94 tổ chức đánh giá để hiểu được mức độ phổ biến và nguồn gốc của thông tin sai lệch ở các quốc gia khác nhau.
Nghiên cứu nêu rõ: “Trong tất cả các quốc gia, Ấn Độ (18,07%) tạo ra lượng thông tin sai lệch lớn nhất trên mạng xã hội, có lẽ do tỷ lệ sử dụng Internet của nước này cao hơn, hoạt động sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng và người dùng thiếu hiểu biết về Internet.”
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy Ấn Độ (15,94%), Mỹ (9,74%), Brazil (8,57%) và Tây Ban Nha (8,03%) là những nước lần lượt bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch Covid-19.
Cũng theo nghiên cứu, các phương tiện truyền thông xã hội (84,94%) là nguồn tạo ra thông tin sai lệch lớn nhất về Covid-19 và Internet (90,5%) nói chung là nguyên nhân gây ra phần lớn các thông tin đó. Hơn nữa, trong số tất cả các nền tảng truyền thông xã hội, riêng Facebook chiếm tới 66,87% lượng thông tin sai lệch.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thông tin sai lệch về Covid-19 đang lan truyền, khiến người dân gặp nguy hiểm, đồng thời khuyến cáo mọi người hãy kiểm tra kỹ những thông tin họ nghe được bằng các nguồn đáng tin cậy.
Theo Vietnam+
Xử lý nghiêm những người nổi tiếng lan truyền tin giun đất chữa khỏi Covid-19
Theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thông tin địa long (giun đất) chữa khỏi Covid-19 đã được Bộ Y tế bác bỏ. Do đó, các tài khoản nghệ sĩ nổi tiếng tiếp tục lan truyền thông tin này sẽ bị xử lý nghiêm.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số