Ấn Độ cấm cửa 54 ứng dụng của Trung Quốc
Bộ CNTT và điện tử Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm vì cho rằng các ứng dụng này đang chuyển dữ liệu nhạy cảm của người dân nước này sang các máy chủ ở nước ngoài như Trung Quốc.
Các cửa hàng ứng dụng hàng đầu bao gồm Google Play được yêu cầu chặn tải xuống các app này. Một số thuộc quyền sở hữu của các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent, Alibaba với các cái tên nổi bật như: Garena Free Fire, Rise of Kingdoms: Lost Crusade, Beauty Camera, Viva Video Editor.
Ấn Độ cấm cửa 54 ứng dụng của Trung Quốc |
Một quan chức cấp cao của Ấn Độ chỉ ra rằng, nhiều ứng dụng của Tencent và Alibaba đã được đổi máy chủ để che giấu quyền sở hữu. Chúng hiển thị dữ liệu được lưu trữ ở các khu vực như Hồng Kông hoặc Singapore, nhưng cuối cùng sẽ được chuyển đến các máy chủ ở Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng nguồn cơn của động thái này do căng thẳng giữa hai nước láng giềng trong một cuộc tranh chấp biên giới kéo dài. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 3.488 km dọc theo dãy Himalaya. Sau khi bùng nổ trong một cuộc giao tranh năm 2020, hàng nghìn binh lính, xe tăng và súng pháo của cả hai nước vẫn tập trung ở đây, sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh.
Google cho biết: “Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, chúng tôi đã thông báo cho các nhà phát triển bị ảnh hưởng và tạm thời chặn quyền truy cập vào các ứng dụng trên Play Store ở Ấn Độ”. Phía Tencent, Alibaba hiện chưa đưa ra bình luận nào.
Đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ có động thái này. Vào năm 2020, nước này đã cấm tổng cộng khoảng 224 ứng dụng Trung Quốc chia ra làm 3 đợt. Đợt 1 diễn ra vào tháng 6 gồm 59 ứng dụng phổ biến bị cấm như TikTok, Shareit, WeChat, Helo, Likee, UC News, Bigo Live, UC Browser, ES File. Explorer và Mi Community. Đợt 2 diễn ra vào tháng 9, gỡ xuống 118 ứng dụng. Đợt cuối cùng vào tháng 11 với 43 ứng dụng.
Theo App Annie, Ấn Độ là thị trường lớn nhất trên toàn cầu về lượt cài đặt ứng dụng. Năm ngoái, quốc gia Nam Á này đạt hơn 25 tỷ lượt tải xuống. Sau khi Ấn Độ từ chối thu hồi lệnh cấm đối với TikTok, ByteDance công ty mẹ của ứng dụng đã sa thải phần lớn nhân viên ở Ấn Độ và gần đây đã đóng cửa hoạt động kinh doanh công nghệ giáo dục tại nước này.
Hương Dung(Tổng hợp)
Các ứng dụng Trung Quốc đối mặt lệnh cấm của Mỹ
Nhằm bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cho người dân Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden sẽ buộc một số ứng dụng Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ thông tin cá nhân nếu họ muốn ở lại thị trường Mỹ.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số