‘80% trẻ em Việt có dấu hiệu không hợp sữa’
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường do Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện |
Nguy cơ ảnh hưởng đến tầm vóc và trí tuệ của trẻ
Công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) vừa công bố một báo cáo về dinh dưỡng trẻ em. Theo đó, có đến 80% bà mẹ thừa nhận con mình từng có dấu hiệu không hợp sữa, có đến 97% trường hợp có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu không hợp sữa phổ biến là táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân.
BS Chuyên khoa I Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP. HCM cho biết: “Các dấu hiệu không hợp sữa kể trên tuy phổ biến nhưng lại là những triệu chứng thông thường của nhiều vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh thường tập trung giải quyết các triệu chứng này mà bỏ quên vấn đề gốc. Đó là có thể con chưa hợp với một loại thức ăn nào đó, trong đó phổ biến nhất là không hợp với loại sữa đang uống.
Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ phải tiếp tục sử dụng một nguồn dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hoá. Cơ thể trẻ vì thế cũng không hấp thu tối ưu các dưỡng chất giúp phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng, cũng như trí tuệ sau này”.
98% mẹ tham gia khảo sát cũng có cùng nỗi lo rằng không hợp sữa có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; trong đó, quan ngại lớn nhất là về việc trẻ không tăng cân với 38,5% và rối loạn tiêu hoá với 26,6%.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện |
BS. Trần Thị Minh Nguyệt nhấn mạnh: “Những năm đầu đời là giai đoạn “vàng” để tối đa tiềm năng phát triển của trẻ, vì đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng trưởng thần tốc để hoàn thiện chiều cao, cân nặng, não bộ, và cả sức đề kháng. Quá trình này sẽ chậm dần qua từng năm nên nếu bỏ lỡ thời điểm “vàng” để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu thì bố mẹ sẽ chẳng thể quay ngược thời gian”.
Trẻ em Việt cần dòng sữa phù hợp với thể trạng
Không hợp sữa có thể được lý giải cụ thể hơn là cơ thể trẻ không hợp sữa, dẫn đến không hấp thu được một hoặc một số thành phần trong sữa nên mới “biểu tình” ra ngoài bằng các dấu hiệu bệnh. Phụ huynh cần hiểu rõ yếu tố không hợp ở đây là gì để có giải pháp tốt nhất.
Các dấu hiệu bệnh phổ biến nhưng lại ẩn chứa nguy cơ không hợp sữa khiến các mẹ lơ là tìm giải pháp |
TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - phân tích sâu hơn về cách lựa chọn sữa cho trẻ: “Đối với giai đoạn dưới 2 tuổi thì sữa mẹ là quan trọng nhất. Nhưng sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ cần bổ sung thêm năng lượng, bổ sung thêm thức ăn và sữa là một trong những thực phẩm rất lý tưởng chỉ sau sữa mẹ”.
Bên cạnh đó, trẻ em tại mỗi quốc gia có một thể trạng đặc thù riêng. Thể trạng này được cộng hưởng từ những yếu tố như thổ nhưỡng, môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt…; từ đó hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng riêng của mỗi quốc gia cũng như từng cá thể.
Xét riêng tại Việt Nam, trẻ em nước ta có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao (19,9%); tỷ lệ thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D đều cao hơn so với trẻ em các nước phương Tây.
TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ thêm, các sản phẩm nước ngoài tuy tốt nhưng được xây dựng công thức từ số liệu thể trạng trẻ em nước họ. Ví dụ như các quốc gia phát triển không có tình trạng thiếu máu nhiều như nước ta nên không có lý do để đưa nhiều sắt vào sữa. Quan trọng là phải xây dựng được công thức tốt nhất cho đối tượng trẻ em Việt Nam.
Các bà mẹ tham khảo sát của AMCO cũng đã nhận ra điều này và khẳng định sẽ đổi sữa cho con khi gặp phải trường hợp không hợp sữa.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ thực hiện |
Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy các mẹ đã hiểu tầm quan trọng của việc chọn sữa đúng cho con và sẵn sàng thay đổi để mang đến chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con. Đồng thời, khảo sát cũng cho thấy vấn đề trẻ em Việt cần có nguồn dinh dưỡng chất lượng cao “đo ni đóng giày” cho các em.
Tấn Tài
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn