Xé quần lấy tiền, nghề độc nhất vô nhị ở Sài Gòn

23/03/2022
Ở Sài Gòn có một người duy nhất làm nghề độc lạ: xé quần jean để tạo kiểu cách. Suốt gần 30 năm nay, nghề này không những giúp ông có thu nhập tốt mà còn sống một cuộc đời thú vị, được sáng tạo và sống với đam mê.

Nghề độc giữa Sài Gòn: xé quần jean lấy tiền

Ông Trương Tấn Viễn (58 tuổi) được xem là người duy nhất còn giữ nghề xé quần jeans để tạo kiểu cách ở TP.HCM. Báo Tiền Phong cho hay, người đàn ông này sáng tạo ra nghề "xé quần" theo phương thức thủ công và sống với nghề này suốt 25 năm qua.

Công việc này không giống ai nhưng thu hút nhiều khách hàng là các bạn trẻ và cả những nghệ sĩ tên tuổi nhờ bàn tay khéo léo tạo cho những chiếc quần jeans màu sắc mới và phong cách độc lạ.

Theo ông Viễn, xé quần tưởng có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật và có bí quyết riêng để chỗ bị xé rách nhưng lại không để thủng lỗ. Khách sở hữu chiếc quần "bụi bặm" có một không hai. Đặc biệt, khi chán, họ có thể mang đến thay miếng vải khác. Vậy là có chiếc quần mới. Bên cạnh đó, "tái chế" đồ jeans thành balo, túi xách cũng là nghề "tay trái hái tiền" của ông Viễn.

Xé quần lấy tiền, nghề độc nhất vô nhị ở Sài Gòn
Ông Viễn là người duy nhất làm nghề xé quần "độc lạ" ở TPHCM. (Ảnh: Tiền Phong) 

Thoát nghèo nhờ trồng cỏ dại

Cỏ thường mọc hoang, mọc dại. Nhưg từ năm 2008 đến nay, mô hình trồng cỏ nhung giúp nhiều gia đình ở ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Với giá bán cỏ nhung là 28.000 đồng/m2, sau khi trừ chi phí, mỗi công đất (1.000m2) trồng cỏ nhung mang về lợi nhuận khoảng 14 triệu đồng/tháng. Dù mang lại thu nhập khá hấp dẫn nhưng việc trồng cỏ nhung có chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao; đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật để phòng trị bệnh thối rễ, sâu ăn lá...

Trong khi đó, nnhững người dân ở xã Trung Thành Đông (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) lại thoát nghèo nhờ trồng cây lác, vốn là loài cỏ dại thay thế cây lúa trên đất phèn mặn. Nhiều nông dân chuyển sang trồng cây lác vì cho thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Hiện giá lác khô loại nhất 1,8-2m từ 18.000-20.000 đồng/kg, còn loại đặc biệt trên 2m lên đến 21.000 đồng; còn lác manh (cao khoảng 1,4-1,5m) cũng có giá 13.000-14.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.

"Dị nhân" nhặt chai nhựa về xây nhà "độc nhất" miền Tây

Ông Đoàn Văn Khanh (77 tuổi, ngụ Châu Thành, Tiền Giang) là một nông dân trồng bưởi hay tìm tòi cách thức để tạo ra sản phẩm độc đáo. Báo Dân Trí cho hay, mới đây, ông Khanh tiếp tục được chú ý khi xây dựng hoàn thành nhiều công trình bằng chai nhựa phế thải. Khách đến nhà ông Khanh khi thấy những công trình này đều không khỏi trầm trồ, nhiều người gọi ông là "dị nhân".

Xé quần lấy tiền, nghề độc nhất vô nhị ở Sài Gòn
Ông Khanh bên ngôi nhà độc lạ.

Ông Khanh chia sẻ, thấy túi nilon, chai lọ nhựa bị vứt khắp nơi gây mất mỹ quan, ô nhiễm, tắc mương nước và lãng phí, ông đã nảy sinh ý tưởng biến chúng thành những vật dụng hữu ích. Trong các công trình bằng chai nhựa của ông Khanh, nổi bật nhất là nhà chòi ở giữa hồ sen. "Ngôi nhà" không lớn nhưng mọi thứ từ cột, sàn, mái, bàn ghế, lan can đều được làm từ chai nhựa.

Trứng đà điểu siêu to khổng lồ gần 2 kg/quả 'hút' khách

Trứng đà điểu nhìn bề ngoài không khác gì trứng gà hay vịt nhưng có kích thước lớn gấp 20 lần quả trứng gà thông thường. Mỗi quả trứng nặng từ 1,3-1,8kg, phải cả hai tay người ôm mới được, trứng thơm ngon, mềm xốp. Đáng chú ý, vỏ của loại trứng này cũng có độ dày khác biệt, rất khó đập vỡ được.

Gần đây, trên thị trường trứng đà điểu được đăng bán online khá nhiều với mức giá đa dạng, loại thường có giá từ 100.000-130.000 đồng/quả, loại to từ 200.000-250.000 đồng. Trứng đà điểu đang tạo nên cơn sốt không nhỏ bởi các video review của các hot Tik Tok, nhiều người muốn tìm mua nếm thử.

Cây sộp dáng rồng lập kỷ lục châu Á, cụ khế độc nhất Việt Nam

Ngoài sở hữu những cây mai vàng có giá trị cao, lập nhiều kỷ lục trong nước và quốc tế, Báo Dân Trí cho biết, anh Vũ Đức Đông (phường An Hòa, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp) đang sở hữu cây sộp quý với tên Đại long kỳ mộc.

Xé quần lấy tiền, nghề độc nhất vô nhị ở Sài Gòn
Cụ sộp dáng bay thân dài 12 m lập kỷ lục châu Á (Ảnh: Dân Trí)

Cây sộp này có chiều cao 4m, gốc nổi gân, dáng rồng với thân nằm ngang, cành uốn cong theo kiểu kiểng cổ. Ước tính tuổi đời của cây đã hơn 100 năm. Cây sộp này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận giá trị độc bản.

Còn ông Nguyễn Văn Ngọ (Thạch Thất, Hà Nội) đang sở hữu một cây khế cổ thụ quý giá. Theo Tri Thức và Cuộc Sống, cây khế này khoảng 300 năm tuổi, được ông Ngọ mua lại của một nghệ nhân ở Tiền Giang vào nhiều năm trước đây.

Cây khế thuộc dạng "hiếm có, khó tìm" bởi hình dáng tự nhiên, đẹp mắt. Cây có chiều cao gần 3m, toàn thân phủ mốc trắng, rêu phong. Từng có vị khách trả 500 triệu đồng nhưng ông Ngọ không bán.

Hạnh Nguyên(Tổng hợp)

Săn loài cá biết leo cây, ngư dân kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày

Săn loài cá biết leo cây, ngư dân kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày

Loài cá không chỉ biết bơi mà còn nhảy trên mặt đất, leo cây đang được ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) đổ xô đi bắt, kiếm 400.000-500.000 đồng. Thậm chí có người "bỏ túi" cả triệu đồng mỗi ngày.

Tin kinh doanh liên quan khác