Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ có nhiều thay đổi từ 1/7/2022
Nghị quyết số 01/NQ-CP giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước 2021 nêu rõ: trong năm 2021 ”Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập”.
Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 nên việc cải cách tiền lương dự kiến thực hiện trong năm 2021 đã rời sang ngày 1/7/2022. Do đó, từ 01/7/2022, lương của công chức sẽ được tính theo vị trí việc làm bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới gồm:
- Một bảng lương chức vụ với công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Thể hiện được thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ nào thì hưởng lương của chức vụ đó; giữ nhiều chức vụ thì hưởng mức lương cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới…
![]() |
Ảnh minh họa |
- Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức: Công việc cùng mức độ phức tạp thì lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn thì được phụ cấp theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức...
Trước đó, ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với công chức. Theo Nghị quyết này, hệ thống bảng lương hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, chưa thể hiện được rõ giá trị thực của tiền lương; khó đánh giá năng suất lao động, hiệu quả công tác của công chức.
Theo đó, một trong những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này về cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thông qua: Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
(Theo VOV)

Giảm đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm: Tính toán kỹ mức hưởng tương ứng
Theo các chuyên gia, việc rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm cần tính toán kỹ mức hưởng phù hợp. Bởi vì, khi giảm năm đóng mà mức hưởng quá thấp sẽ không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người về hưu…
Tin kinh doanh liên quan khác
- Gọi tên ông Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD chính thức, giàu thứ 2 Việt Nam
- Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính
- Đại gia Đỗ Anh Dũng xộ khám: Từ hãng taxi tới dự án bất động sản lùm xùm
- Cú sốc mới: 'Họa tam tai' đe dọa toàn cầu
- Ăn tại khách sạn 5 sao bị đói, golfer kêu ca khi qua chơi Việt Nam
- Bị hủy bỏ trái phiếu, lấy đâu 10 nghìn tỷ để trả: Tân Hoàng Minh lên tiếng
- Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm cơ quan chức năng
- 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- 40 nghìn tỷ trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang
- Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Loài bọ biển ngon hơn tôm hùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Cả làng đi buôn đất, truyền nhau cơ hội hốt tiền tỷ
- Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh
- Tiến vào vùng đất mới, bán hàng cho nửa tỷ dân, thu về gần 30 tỷ USD
- Sửa thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán
- Tiệm vàng thu 6.300 tỷ kê khai 339 tỷ: Điều tra tội trốn thuế
- Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử
- Những hàng phở gà Hà Nội bán vài trăm bát một ngày
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

