'Thiên đường du lịch biển', chưa năm nào vắng lặng như đến vậy
Đoạn đường dọc bờ kè biển Mũi Né có trên dưới 20 quán hải sản lớn nhỏ, nhưng hơn một nửa vẫn đóng cửa, một số chỉ bán vào cuối tuần. Trong khi đó, không ít resort 3-4 sao đã tạm dừng hoạt động. Số ít vừa mở cửa khoảng một tháng trở lại đây thì lượng khách cũng sụt giảm mạnh.
Bị tác động bởi dịch Covid-19 liên tiếp bùng phát qua nhiều đợt, lượng khách đến Mũi Né nói riêng và Bình Thuận nói chung đang sụt giảm chưa từng có. “Chưa năm nào thời điểm này thiếu bóng khách Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc... như vậy”, một chủ nhà hàng chia sẻ.
Vốn là một trong những địa danh quen thuộc với du khách trong và ngoài nước từ những năm 1990, tuy nhiên hoạt động du lịch của Phan Thiết trong những năm vừa qua có phần trầm lắng hơn so với các điểm đến ven biển có thể dễ dàng kết nối bằng đường hàng không như Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Nhiều bãi biển vắng vẻ vì không có khách Tây |
Giai đoạn 2015-2020, thị trường chỉ ghi nhận thêm nguồn cung phòng mới từ năm cơ sở lưu trú. Tính đến tháng 3/2021, khu vực này có 51 cơ sở lưu trú thuộc phân khúc bình dân trở lên đang hoạt động, cung cấp ra thị trường khoảng 5.800 phòng; nếu so với thị trường Khánh Hòa và Đà Nẵng, nguồn cung này chỉ tương ứng lần lượt là 20% và 30% số lượng phòng tại đây.
Theo thống kê của cơ quan quản lý du lịch địa phương, trước khi chịu tác động từ đại dịch, ngành du lịch Bình Thuận ghi nhận mức tăng trưởng tích cực về lượt khách lưu trú với tốc độ tăng trưởng đạt 13,7%/năm trong giai đoạn từ 2014 đến 2019.
Mặc dù lượng du khách tăng lên, thời gian lưu trú của du khách đang có xu hướng giảm dần. Theo đó, số ngày khách nội địa lưu trú giảm từ 1,7 ngày trong năm 2014 xuống 1,6 ngày trong năm 2019 trong khi khách quốc tế giảm từ 3,3 xuống 3,1 ngày.
Tác động của dịch, hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại địa phương đều bị ảnh hưởng khi phần lớn các resort ghi nhận mức công suất phòng sụt giảm hơn một nửa so với mức 65-70% đạt được trong năm 2019.
Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, trong năm 2020, các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành quốc tế mất trắng (giảm 100%), lữ hành nội địa giảm 90%. Trong 3 resort đạt tiêu chuẩn 5 sao của Bình Thuận thì một resort hầu như dừng kinh doanh trong vòng một năm qua, doanh thu của 3 resort 5 sao này giảm hơn 100 tỷ đồng, tương đương 50%, so với năm 2019. Các resort 4 sao chỉ đạt công suất phòng từ 30% và thiệt hại đến 70% doanh thu. Các resort, khách sạn từ 3 sao trở xuống chỉ đạt công suất phòng 10%.
Đánh thức “nàng công chúa ngủ quên”
Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels APAC - chia sẻ, so với tốc độ tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ tại Đà Nẵng, Khánh Hòa và Phú Quốc những năm vừa qua, Phan Thiết được ví như “nàng công chúa ngủ quên”, với rất ít dự án mới. Phần lớn nguồn cung tại đây là các khu nghỉ dưỡng quy mô nhỏ, do chính chủ đầu tư tự vận hành - chiếm tỷ trọng 92% tổng số phòng hiện có.
Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ sở lưu trú hiện phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nội địa, chiếm gần 90% lượt khách lưu trú hàng năm. Với tỷ trọng khách nội địa lớn, 2020 là năm đầu tiên Bình Thuận vượt qua Khánh Hòa và Đà Nẵng về lượng khách lưu trú, đạt hơn 3 triệu lượt so với 1,3 triệu và 2,7 triệu tại hai địa phương này.
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Phan Thiết vắng bóng khách nước ngoài |
Ông Mauro kiến nghị, để đạt mục tiêu phát triển bền vững với tầm nhìn trung và dài hạn, chính quyền địa phương và các chủ đầu tư cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, quản lý, đơn vị quy hoạch kiến trúc có năng lực để có thể đưa ra các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời khai thác được những tiềm năng và đặc trưng của địa phương. Việc quy hoạch và định hướng đúng đắn sẽ giúp địa phương đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài trong bối cảnh kinh tế xã hội và các yếu tố nhân khẩu học ngày càng thay đổi nhanh chóng.
Ông Louis Walters - Giám đốc điều hành Sailing Club Leisure Group - chuyên về tiềm năng du lịch địa phương, đánh giá, vốn là một địa danh nổi tiếng với du khách quốc tế, tuy nhiên, Phan Thiết dần trở nên kém hấp dẫn hơn so với các điểm đến khác vì thiếu sự đa dạng trong các hoạt động giải trí cũng như trải nghiệm văn hóa.
Việc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như tuyến cao tốc Phan Thiết - TP.HCM và sân bay lân cận được kỳ vọng sẽ giúp Phan Thiết thu hút thêm một lượng lớn khách quốc tế cũng như nội địa, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch tại địa phương.
Còn theo ông Henry Gray - Giám đốc Điều hành Azula International PTE Ltd - Azerai, Phan Thiết được xem là một điểm đến ngắn ngày, phù hợp với các chuyến đi cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ lễ ngắn với thời gian lưu trú từ 1-2 đêm. Khu vực đã và đang có khá nhiều dự án được triển khai, tuy nhiên lại thiếu đi sự đa dạng trong quy hoạch tổng thể, mô hình và sản phẩm dự án để có thể khai thác được tiềm năng du lịch và truyền tải nét đặc thù của địa phương.
Việc xây dựng nhiều dự án quy mô lớn để cạnh tranh với các điểm đến khác mà thiếu đi quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng và nguồn lực của địa phương có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Do đó, khu vực cần tập trung phát triển thêm các tiện ích giải trí như nhà hàng, quán bar, cửa hàng mua sắm, hoạt động thể thao biển,... nhằm hoàn thiện hệ sinh thái du lịch, mang đến những trải nghiệm đa dạng hơn cho du khách.
Bên cạnh đó, các tiện ích công cộng cũng cần được quan tâm để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách du lịch, bao gồm các dịch vụ y tế, giao thông, yếu tố vệ sinh và an ninh. Chính quyền địa phương có thể cân nhắc triển khai các hoạt động này thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như các dự án tái chế rác thải thân thiện với môi trường.
Trong những năm gần đây, Phan Thiết đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị quản lý vận hành trong khu vực và quốc tế như Absolute Hotel Services, Accor, Azerai, Centara Hotels & Resorts, Minor Hotels, Radisson Hotel Group, Wyndham Hotels & Resorts với nhiều dự án đang triển khai. Sự hiện diện của các thương hiệu quản lý này được kỳ vọng sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cho thị trường thông qua việc cung cấp đa dạng các sản phẩm nghỉ dưỡng cũng như tăng tính nhận diện đối với du khách quốc tế.
Trong số bốn dự án đang triển khai thi công và dự kiến hoàn thành trước 2023, có hai dự án nổi bật với quy mô lớn đang được quy hoạch và phát triển thành những tổ hợp nghỉ dưỡng, cung cấp đa dạng sản phẩm lưu trú cũng như tiện ích giải trí. Với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 33,8%/năm, thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm 8.000 phòng trong vòng ba năm tới.
Duy Anh
Tin kinh doanh liên quan khác
- Gọi tên ông Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD chính thức, giàu thứ 2 Việt Nam
- Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính
- Đại gia Đỗ Anh Dũng xộ khám: Từ hãng taxi tới dự án bất động sản lùm xùm
- Cú sốc mới: 'Họa tam tai' đe dọa toàn cầu
- Ăn tại khách sạn 5 sao bị đói, golfer kêu ca khi qua chơi Việt Nam
- Bị hủy bỏ trái phiếu, lấy đâu 10 nghìn tỷ để trả: Tân Hoàng Minh lên tiếng
- Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm cơ quan chức năng
- 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- 40 nghìn tỷ trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang
- Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Loài bọ biển ngon hơn tôm hùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Cả làng đi buôn đất, truyền nhau cơ hội hốt tiền tỷ
- Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh
- Tiến vào vùng đất mới, bán hàng cho nửa tỷ dân, thu về gần 30 tỷ USD
- Sửa thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán
- Tiệm vàng thu 6.300 tỷ kê khai 339 tỷ: Điều tra tội trốn thuế
- Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử
- Những hàng phở gà Hà Nội bán vài trăm bát một ngày