Nữ chủ tịch 'dẹp' yên mọi tranh chấp, ông lớn NH lên đỉnh lịch sử sau thời bê bết

08/03/2022
Eximbank biến động tích cực và đang ở vùng đỉnh cao lịch sử trong bối cảnh ngân hàng ổn định trở lại nhờ những thay đổi về cơ cấu cổ đông lớn và sự xuất hiện của một nữ chủ tịch mới trung hòa lợi ích các nhóm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục chịu áp lực từ những biến động khó lường trên thị trường tài chính quốc tế. Các cổ phiếu ngân hàng Việt đồng loạt tụt giảm. Tuy nhiên, cổ phiếu Eximbank (EIB) ngược dòng tăng khá mạnh. Đây cũng là cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng điểm. EIB bất ngờ tăng gần 6% khi đóng cửa phiên giao dịch lên 33.350 đồng/cp. Đây cũng là vùng cao lịch sử của cổ phiếu này.

Trong vài năm gần đây, các ngân hàng Việt trở nên hấp dẫn chưa từng có đối với các nhà đầu tư khi mà quy mô các tổ chức này tăng mạnh, nợ xấu giảm nhanh và lợi nhuận tăng vọt. Dù vậy, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá mạnh hồi nửa đầu 2021 và áp lực điều chỉnh đè nặng lên đa số các mã.

Eximbank là một trong số ít các cổ phiếu bước vào đợt tăng chậm hơn so với các mã khác. Việc Eximbank có chủ tịch mới sau Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) 2022 đã giúp cổ phiếu này bứt phá.

Ngày 15/02 vừa qua, sau 2 năm nội bộ cổ động bị chia rẽ sâu sắc, ĐHCĐ của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB) đã tổ chức thành công với một HĐQT mới gồm 7 thành viên.

Bà Lương Thị Cẩm Tú (1980), nguyên là thành viên HĐQT, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho Ông Yasuhiro Saitoh. 

Eximbank chọn được người lèo lái sau khi các nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng này tìm được tiếng nói chung và chọn bà Lương Thị Cẩm Tú là người đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia như: nhóm NamABank, nhóm Thành Công, Bamboo Capital, nhóm cổ đông Nhật SMBC…

Bà Lương Thị Cẩm Tú được biết đến là một gương mặt đại diện của NamABank, từng là TGĐ NamABank của cố doanh nhân Tư Hường. Bà Tú vào HĐQT Eximbank tháng 4/2018 tại ĐHCĐ thường niên 2018 của nhà băng này.

Nữ chủ tịch 'dẹp' yên mọi tranh chấp, ông lớn NH lên đỉnh lịch sử sau thời bê bết
Tin chứng khoán ngày 8/3: Sau thập kỷ tranh chấp, bóng hồng giúp ngân hàng lên đỉnh lịch sử

Bên cạnh bà Lương Thị Cẩm Tú, Eximbank cũng có một thành viên HĐQT mới là bà Đỗ Hà Phương (SN 1984). Bà Phương là người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners.

Bà Phương cũng được xem là người của nhóm NamABank. Bà Đỗ Hà Phương được đề cử bởi 7 cá nhân và 4 tổ chức gồm CTCP Rồng Ngọc, CTCP Hoàng Gia ĐL, CTCP Hoàn Vũ Sài Gòn, Công ty TNHH M8.

Cổ đông sáng lập của CTCP Rồng Ngọc là á hậu Dương Trương Thiên Lý, vợ của ông Nguyễn Quốc Toàn, con trai của cố lão bà doanh nhân Tư Hương, cố chủ tịch NamABank.

Trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều nữ doanh nhân trẻ giữ vị trí lèo lái ở những tổ chức quy mô chục tỷ USD này.

Hồi tháng 5/2021, bà Trần Thị Thu Hằng (1985), CEO của Sunshine Group trở thành lãnh đạo trẻ nhất trong ngành ngân hàng với vị trí chủ tịch KienLongBank. Trước đó, bà Hằng từng làm trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của LienVietPostBank, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn cấp 3 tại Maritime Bank (MSB).

Bà Lê Thị Thủy (38 tuổi) con gái doanh nhân Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG trở thành CEO kiêm Phó Chủ tịch HĐQT SeABank lèo lái ngân hàng này vài năm qua.

Trụ vững quanh ngưỡng 1.500 điểm

Theo BSC, sau một phiên giao dịch đầu tuần giằng co, VN-Index mất 6 điểm và đóng cửa tại mức 1499,05 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chìm trong sắc đỏ, trong khi đó những nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đà tăng giá của hàng hóa thế giới như thép, hóa chất, phân bón, dầu khí, than lại có một phiên giao dịch phấn khởi, nhiều mã tưng bừng sắc tím.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 11/19 ngành tăng điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HoSE và HNX. Thị trường đang có những bước đi khó lường do ảnh hưởng từ diễn biến thế giới. Trong những phiên tới, thị trường có thể vẫn sẽ dao động xung quanh vùng 1.500 điểm.

Theo MBS, trong bối cảnh TTCK thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ yếu tố địa chính trị thì thị trường trong nước vẫn được neo giữ và dao động xung quanh ngưỡng 1.500 điểm trong xu hướng đi ngang.

TTCK Việt Nam chịu áp lực nhưng ngay cả khi thị trường điều chỉnh như ở phiên hôm 7/3 thì vẫn có tới 90 cổ phiếu đóng cửa ở mức giá trần trên toàn thị trường và độ rộng ở sàn HOSE vẫn ở mức câng bằng nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục đà tăng sang tuần thứ 4 liên tiếp. Điều đó có nghĩa là danh mục của nhà đầu tư vẫn có khả năng tăng hơn là giảm nếu không nắm giữ nhóm cổ phiếu bluechips và tập trung ở nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản.

MBS cho rằng xu hướng tăng ở nhóm cổ phiếu này vẫn tiếp diễn và các nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh như phiên 7/3 nay vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục hoặc gia tăng tỷ trọng khi các yếu tố tác động tới cung cầu đối với các hàng hóa này vẫn chưa có sự thay đổi.

Chốt phiên giao dịch 7/3, chỉ số VN-Index giảm 6,28 điểm xuống 1.499,05 điểm. HNX-Index tăng 2,28 điểm lên 452,86 điểm. Upcom-Index giảm 0,07 điểm xuống 113,22 điểm. Thanh khoản đạt 37,6 nghìn tỷ đồng, trong đó có 31,4 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

V. Hà

Lợi nhuận cả tỷ USD, ngân hàng Việt thay dàn lãnh đạo mới

Lợi nhuận cả tỷ USD, ngân hàng Việt thay dàn lãnh đạo mới

Các ngân hàng Việt trở nên hấp dẫn chưa từng có đối với các NĐT trong vài năm gần đây nhờ sự bứt phá ngoạn mục cả về quy mô và lợi nhuận. Cùng với sự tăng tốc, các ngân hàng chứng kiến làn gió mới trong ban lãnh đạo.

Tin kinh doanh liên quan khác