Người trẻ rủ nhau thanh toán bằng tiền di động
Thanh toán tiện lợi, dễ dàng
Triển khai từ 1/12, dịch vụ tài chính số Viettel Money đã nhanh chóng tạo ra sự thay đổi trong thói quen thanh toán của người dùng, nhất là ở khu vực thành thị. Trong đó, người trẻ, dân văn phòng là đối tượng hưởng ứng nhiều nhất. Dù trước đó đã sử dụng nhiều ví điện tử, họ đều cho rằng tiền di dộng khá thuận tiện cho những khoản thanh toán nhỏ.
![]() |
Dân văn phòng dùng Viettel Money khi thanh toán hóa đơn ăn uống. Ảnh: Viettel |
Trước đây, mỗi ngày đi làm, Nguyễn Thị Sâm, 25 tuổi, ở TP.HCM đều phải chuẩn bị sẵn ít tiền lẻ để trả tiền gửi xe hoặc mua đồ ăn sáng. Cô cho biết không ít lần bị đơn vị trông giữ xe càm ràm vì hết tiền lẻ nên đành trả bằng mệnh giá 200.000 đồng hoặc 500.000 đồng. Hoặc có khi phải đợi người bán hàng đi đổi tiền trả lại. “Thành ra như một thói quen, để tiết kiệm thời gian tránh phiền phức, nên tôi thường tích trữ ít tiền lẻ”, Sâm nói.
Đầu tháng 12, Sâm đã tải app Viettel Money theo lời giới thiệu của đồng nghiệp. Ngay trên ứng dụng tiền di động của Viettel, Sâm có thể chuyển số tiền gửi xe mỗi ngày đến tài khoản ngân hàng của đơn vị trông giữ. Mặc dù chủ yếu vẫn dùng tiền lẻ để trả vé xe nhưng cô gái 25 tuổi đã không còn lo lắng mỗi khi quên mang tiền.
“Nếu tương lai, bãi giữ xe chuyển qua thanh toán không tiền mặt luôn thì tiện quá”, Sâm nói thêm. Điều khiến nữ nhân viên văn phòng ấn tượng ở Viettel Money là dễ sử dụng, nhanh chóng, có thể chuyển số tiền bất kỳ chứ không giống với tài khoản ngân hàng, đều có hạn mức tối thiểu cho mỗi giao dịch.
“Trước đây, tôi ít khi dùng các ứng dụng tài chính số mà chỉ dùng tiền mặt rút trực tiếp từ ATM. Từ ngày biết tiền di động, mua xôi hay trà sữa, tôi đều có thể thanh toán trên ứng dụng”, cô gái 25 tuổi chia sẻ.
Một điểm nữa khiến những người trẻ như Sâm thích tiền di động của Viettel là dịch vụ có độ phủ sóng cao. Theo Sâm, trong tương lai khi dịch vụ được hoàn thiện, có thêm nhiều điểm chấp nhận giao dịch sẽ rất tiện cho người xa quê như Sâm gửi tiền về nhà. Gia đình Sâm ở nông thôn, không cần phải chạy xe lên ngân hàng ở thị trấn mà chỉ cần ghé cửa hàng Viettel là có thể rút được tiền.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Hoàng Phương Linh, 24 tuổi, nhân viên marketing ở Hà Nội rất e dè khi phải thanh toán tiền mặt. Trong bối cảnh dịch bệnh, Linh cho rằng tiền mặt đôi khi cũng có thể trở thành trung gian truyền bệnh. Trong gần hai năm qua, Linh thường dùng ví điện tử để thanh toán các hóa đơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cô cũng có thể dùng được ví điện tử này, vì nhiều người bán hàng không có tài khoản ngân hàng.
Gần đây khi Viettel triển khai tiền di động, cô gái 24 tuổi đã dùng thử và lập tức yêu thích. Việc chuyển những số tiền nhỏ chỉ mất vài thao tác trên app, hạn chế tối đa được việc tiếp xúc, lây lan dịch bệnh. Cô gái sinh năm 1997 còn giới thiệu cho đồng nghiệp và cha mẹ sử dụng dịch vụ của Viettel.
Xu hướng mới
Theo số liệu của Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDG), 80% chi tiêu của người dân Việt Nam vẫn dùng tiền mặt, 98% dùng tiền mặt khi thanh toán số tiền dưới 100.000 đồng.
Sự xuất hiện của Mobile Money với sự tham gia cả các nhà mạng lớn như MobiFone, VNPT, Viettel được kỳ vọng sẽ giúp hình thành thói quen thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam, trước hết là ở các thành phố lớn, nơi có mức sống và mật độ tiện ích dày.
Với những người thuộc thế hệ Gen Z như Sâm hay Linh, việc tiếp cận và sử dụng những dịch vụ tài chính số là điều đơn giản. Tuy nhiên, thế hệ Z cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ), hơn 50% khách hàng Gen Z sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp thay thế ngay lập tức nếu họ không có cảm giác được lắng nghe hoặc có những trải nghiệm không tốt với dịch vụ, gấp đôi các nhóm tuổi khác.
“Khi tôi sử dụng ứng dụng nào thì yêu cầu đầu tiên phải là thao tác nhanh, mượt. Việc dùng ví điện tử được cho là tiện lợi rồi nhưng phụ thuộc vào Internet, nếu mạng trục trặc thì cũng khiến việc thanh toán gián đoạn, đôi khi cũng bất tiện. Do đó Mobile Money ra đời có thể đáp ứng nhu cầu này của giới trẻ như chúng tôi, tức là khâu đầu đên khâu cuối có thể diễn ra trong vài giây”, Đoàn Thanh Lượng, 22 tuổi, Hà Nội kỳ vọng vào hình thức thanh toán tiền di động.
Ngoài sự thuận tiện trong giao dịch, thanh toán không tiền mặt, bạn trẻ này còn muốn dịch vụ tài chính số đáp ứng được nhu cầu giải trí, đi lại, chăm sóc sức khoẻ…, giúp gia tăng trải nghiệm cho người dùng hiện đại.
![]() |
Nhóm bạn trẻ Hà Nội dùng Viettel Money thanh toán khi đi cà phê cuối tuần. Ảnh: Viettel |
Hiện tại, Viettel Money có hơn 300 tiện ích được cá nhân hóa theo nhu cầu của mỗi khách hàng về mua bán, chuyển tiền, đầu tư, bảo hiểm, thanh toán các dịch vụ trong cuộc sống... Với độ phủ sóng hầu khắp Việt Nam, cung cấp dịch vụ tại 11.000 phường/xã trong cả nước, trong đó có các xã ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, gồm cả vùng mặt biển cách đất liền tới 100 km, Viettel Money hứa hẹn trở thành dịch vụ tài chính số dành cho mọi người dân Việt Nam.
Đại diện Viettel cho biết, giới trẻ là đối tượng nhanh nhạy với các phương thức công nghệ mới trong đó có thanh toán không tiền mặt. “Với hệ sinh thái Viettel Money toàn diện đang được giới trẻ ưa chuộng, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nền kinh tế số của Việt Nam”, vị này nói.
Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số với đa dạng nguồn tiền, cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch chuyển, nạp, rút tiền và mua bán trực tuyến, thanh toán hóa đơn nhanh chóng, dễ dàng. Sử dụng được mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị mà chưa cần có tài khoản ngân hàng hay kết nối Internet - Viettel Money chính là "tiền thông minh" giúp người dân kiến tạo cuộc sống mới. Người dùng có thể sử dụng các tính năng của thông qua app Viettel Money. |
Minh Ngọc
Tin kinh doanh liên quan khác
- Gọi tên ông Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD chính thức, giàu thứ 2 Việt Nam
- Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính
- Đại gia Đỗ Anh Dũng xộ khám: Từ hãng taxi tới dự án bất động sản lùm xùm
- Cú sốc mới: 'Họa tam tai' đe dọa toàn cầu
- Ăn tại khách sạn 5 sao bị đói, golfer kêu ca khi qua chơi Việt Nam
- Bị hủy bỏ trái phiếu, lấy đâu 10 nghìn tỷ để trả: Tân Hoàng Minh lên tiếng
- Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm cơ quan chức năng
- 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- 40 nghìn tỷ trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang
- Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Loài bọ biển ngon hơn tôm hùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Cả làng đi buôn đất, truyền nhau cơ hội hốt tiền tỷ
- Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh
- Tiến vào vùng đất mới, bán hàng cho nửa tỷ dân, thu về gần 30 tỷ USD
- Sửa thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán
- Tiệm vàng thu 6.300 tỷ kê khai 339 tỷ: Điều tra tội trốn thuế
- Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử
- Những hàng phở gà Hà Nội bán vài trăm bát một ngày
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

