Lắp điều hòa nuôi đông trùng hạ thảo trên vùng cát nóng

24/03/2022
Sau nhiều lần thất bại, anh Nguyễn Văn Tuấn ở tiểu khu Long Khang, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo.

Về tới thị trấn Nga Sơn hỏi “Tuấn đông trùng hạ thảo”, hay “Tuấn Đăng Khoa” thì ai cũng biết. Bởi chàng trai trẻ (SN 1985) này đã tự mày mò, nghiên cứu nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo.

Anh Tuấn kể, thấy đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý và đắt tiền, nhưng người dân chưa thể tiếp cận và mua được. Do đó, anh quyết tâm nghiên cứu nuôi cấy loại nấm này, mong muốn sản phẩm đến được với người dân quê mình.

Ngay từ khi còn là sinh viên khoa Lâm - ngư nghiệp (Trường ĐH Hồng Đức - Thanh Hóa) Tuấn đã “nuôi” ý tưởng, bắt đầu tìm tòi. Khi đã có “kho” kiến thức về đông trùng hạ thảo, Tuấn quyết tâm đưa vào thực tiễn. Chính vì vậy, năm 2016, anh vay mượn hàng trăm triệu đồng để mua các vật dụng, đồ dùng, phòng thí nghiệm, phòng nuôi tiêu chuẩn.

Lắp điều hòa nuôi đông trùng hạ thảo trên vùng cát nóng
Khu vực nuôi đông trùng hạ thảo của anh Tuấn
Lắp điều hòa nuôi đông trùng hạ thảo trên vùng cát nóng
Lắp điều hòa nuôi đông trùng hạ thảo trên vùng cát nóng
Ngoài giống, yếu tố môi trường là yếu tố quyết định thành bại của sản phẩm

Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, song không ít lần anh thất bại. Đáng nhớ nhất là năm 2018, anh bị hỏng cả nghìn sản phẩm, lỗ hơn 200 triệu đồng. Suốt 4 năm ròng rã nghiên cứu và thất bại, Tuấn cũng đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm. Ngoài yếu tố về giống, yếu tố môi trường cũng quyết định đến thành bại của sản phẩm.

Lần này, anh lại vay mượn thêm 500 triệu đồng nữa để mua các máy móc cần thiết như máy lắc phôi, lắp thêm điều hòa và làm lại toàn bộ các phòng nuôi cấy.

“Nấm đông trùng hạ thảo phải được nuôi cấy trong không gian sạch sẽ, độ ẩm và độ lạnh phù hợp. Ở mình khí hậu nóng, nhiệt độ không ổn định sẽ hỏng hết. Vì thế, các phòng nuôi cấy của tôi đều phải lắp điều hòa, hoạt động 24/24 giờ”, anh Tuấn chia sẻ.

Cũng từ đó (cuối năm 2019), Tuấn thu được những thành công nhất định. Phòng nhân nuôi theo tiêu chuẩn của anh có quy mô sản xuất lên đến 30.000 bình, anh đang tiếp tục làm thêm một phòng khác nữa.

Lắp điều hòa nuôi đông trùng hạ thảo trên vùng cát nóng
Đông trùng hạ thảo chuẩn bị thu hoạch


Với nấm đông trùng hạ thảo này, anh đang sở hữu 6 sản phẩm OCOP như: Đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, tổ yến trưng đông trùng hạ thảo, mật ong đông trùng hạ thảo.Sản phẩm đông trùng hạ thảo của Tuấn có tên thương mại là “Đăng Khoa”, đưa ra và được thị trường tiếp nhận với giá rẻ hơn nhiều các sản phẩm nhập khẩu và một số nơi trong nước.

Sắp tới, anh cho ra hai sản phẩm khác là viên nang đông trùng hạ thảo và trà túi lọc đông trùng hạ thảo.

Năm 2020, cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo của Tuấn mang về doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Ngoài gian hàng trưng bày sản phẩm của gia đình, hiện anh có hơn 30 đại lý phân phối bán sản phẩm trên khắp cả nước. Cơ sở của Tuấn tạo công ăn việc làm cho 10 lao động địa phương, với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Lê Dương

Hồi sức hậu F0, ăn tô cháo sâu cỏ giá 3-5 triệu đồng

Hồi sức hậu F0, ăn tô cháo sâu cỏ giá 3-5 triệu đồng

Được ví như “tiên dược” nên giới nhà giàu Việt dịp này đổ tiền tỷ mua đông trùng hạ thảo Tây Tạng để tẩm bổ phục hồi sức khoẻ hậu F0. Loại sâu cỏ này thường được đem nấu cháo hay pha làm trà uống.

Tin kinh doanh liên quan khác