Đổ 6.000 tỷ đồng vào tỉnh nghèo, ông lớn số 1 mở sân chơi mới

19/11/2021
Đại gia gốc Hà Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình với một lĩnh vực mới với khoản đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. CEO trẻ của Gelex liên tục có những bước đi mạnh mẽ.

Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX) của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc vừa đóng điện thành công trụ turbine cuối cùng của cụm Dự án Nhà máy điện gió tại Quảng Trị với tổng công suất 140 MW.

Như vậy, doanh nghiệp số 1 thiết bị điện đã hoàn thành việc đấu nối, hòa lưới điện quốc gia và được công nhận vận hành thương mại toàn phần cho toàn bộ 5 nhà máy điện gió.

Năm dự án điện gió của Tập đoàn Gelex tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm: Dự án nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 (công suất lắp đặt 50MW), các Dự án nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3 (tổng công suất lắp đặt 90MW) đã được công nhận ngày vận hành thương mại trong 10/2021, được hưởng giá điện ưu đãi (8,5 cents/kWh trong vòng 20 năm) theo Quyết định số 39 của Thủ tướng Chính phủ.

Đổ 6.000 tỷ đồng vào tỉnh nghèo, ông lớn số 1 mở sân chơi mới

Việc hoàn thành 5 dự án điện gió là bước tiến mới của Gelex trong đầu tư năng lượng nói riêng và lĩnh vực hạ tầng nói chung. Đến nay, tập đoàn có tổng cộng 260 MW điện đi vào vận hành, với tổng sản lượng điện của các nhà máy ước đạt khoảng 700 triệu kWh/năm, dự kiến nâng tổng công suất năng lượng tái tạo sở hữu đến năm 2025 lên 800 MW.

Hiện Gelex đang đầu tư mạnh vào điên gió, điện mặt trời với Cụm nhà máy điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải với tổng công suất dự kiến 800MW, nghiên cứu phát triển các dự án: Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đak-lak (200MW), Điện mặt trời Tây Ninh (100MW), Điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480MW)

Ông chủ kín tiếng Nguyễn Văn Tuấn của Gelex gần đây tính chi gần 1.000 tỷ đồng mua tiếp 30 triệu cổ phiếu GEX theo phương thức thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 10/11-9/12 để nâng số lượng cổ phiếu GEX nắm giữ lên mức gần 176,4 triệu đơn vị, tương đương 22,58% cổ phần doanh nghiệp thiết bị điện số 1 Việt Nam.

Ông Tuấn có khối tài sản quy từ 2 cổ phiếu GEX và VIX trị giá tổng cộng gần 5.500 tỷ đồng.

Bà Đào Thị Lơ - mẹ của ông Tuấn đang nắm giữ 24 triệu cổ phiếu GEX (tỷ lệ 3,07% vốn). Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX - nơi bà Lơ đang giữ chức giám đốc cũng đang sở hữu gần 104 triệu cổ phiếu GEX (tỷ lệ 13,3%).

Tổng cộng, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông liên quan tới ông Tuấn đạt hơn 35,1% và con số này sẽ còn gia tăng nếu ông Tuấn mua thành công 30 triệu cổ phiếu GEX như vừa đăng ký.

Vài năm qua, Gelex liên tục thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực dây và cấp điện, thiết bị điện và mở rộng thêm sang các ngành nghề kinh doanh tiềm năng khác, trong đó có hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư thâu qua M&A. Trong đó, công nghiệp là lĩnh vực truyền thống và là thế mạnh của Gelex, chiếm khoảng 70% doanh số.

Tuy nhiên, vụ thâu tóm Viglacera gần đây và quyết định tấn công thêm sang mảng bất động sản công nghiệp trong khi gần đây quyết định thoái vốn khỏi mảng logistics.

GEX có ý định đổi tên thành CTCP Tập đoàn Gelex (Gelex Group). Sau 5 năm tái cấu trúc (M&A, thoái vốn, sắp xếp các đơn vị thành viên), GEX đã trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành theo mô hình holdings, hoạt động trong các lĩnh vực thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng, nước sạch.

Đổ 6.000 tỷ đồng vào tỉnh nghèo, ông lớn số 1 mở sân chơi mới
Diễn biến chỉ số VN-Index.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 19/11

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường và chỉ số VN-Index quanh vwungf cao lịch sử 1.470-1.480 điểm.

Theo SHS, với phiên giảm điểm tương đối nhẹ hôm 18/11 thì xu hướng của thị trường không có gì thay đổi và VN-Index vẫn duy trì khả năng hướng tới kháng cự tâm lý 1.500 điểm trong thời gian tới.

Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 19/11, VN-Index có thể sẽ tăng điểm trở lại với ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm.

Theo MBS, thị trường có khả năng phục hồi trong phiên 19/11 khi nhóm VN30 đang ở ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật, dòng tiền tiếp tục hoạt động sôi nổi ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong đó đáng chú ý là nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản hoặc cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ.

Chốt phiên chiều 18/11, chỉ số VN-Index giảm 6,02 điểm lên 1.469,83 điểm. HNX-Index tăng 5,78 điểm lên 468,73 điểm. Upcom-Index tăng 1,31 điểm lên 113,52 điểm. Thanh khoản đạt 42,4 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 34,9 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Sếp trẻ thêm nghìn tỷ tăng vị thế, ông lớn số 1 tham vọng tỷ USD

Sếp trẻ thêm nghìn tỷ tăng vị thế, ông lớn số 1 tham vọng tỷ USD

Ông Nguyễn Văn Tuấn chuẩn bị thực hiện thương vụ nghìn tỷ và tiếp tục khẳng định vị thế tại doanh nghiệp số 1 Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị điện. DN này cũng đặt mục tiêu doanh thu hơn 1 tỷ USD trong 2021.

Tin kinh doanh liên quan khác