Diễn biến lạ, ông lớn số 1 Việt Nam rơi vào tính huống đáng lo
Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu VNM giảm khoảng 22% từ đỉnh cao 116.000 đồng/cp xuống ngưỡng 90.000 đồng/cp.
Trong khi chỉ số VN-Index tăng khoảng 20%, nhiều cổ phiếu blue-chips ghi nhận mức tăng 50-70% kể từ đầu năm, thậm chí có mã tăng gấp nhiều lần. Không ít cổ phiếu vừa và nhỏ tăng vài chục lần trong thời gian rất ngắn.
Trong nhiều năm trước, VNM một cổ phiếu tăng trưởng. Giá cổ phiếu tăng khá vững chắc kể cả khi thị trường trầm lắng. Đây cũng là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian dài nhất.
Với sự bứt phá của nhiều cổ phiếu lớn và cú đi lùi của VNM, giá trị vốn hóa của Vinamilk giảm khá nhanh và rớt khỏi top 5 vốn hóa lớn nhất thị trường, để Hòa Phát và VietinBank vượt qua.
Hiện tại, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là DN có vốn hóa lớn nhất với hơn 410 nghìn tỷ đồng (17,6 tỷ USD), Vietcombank xếp thứ 2 với 370 nghìn tỷ đồng; Vinhomes đứng thứ 3 với 350 nghìn tỷ đồng. HPG của Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long tăng gấp hơn 2 lần kể từ đầu năm giúp vốn hóa tăng mạnh lên trên 220 nghìn tỷ đồng (9,4 tỷ USD). Cổ phiếu Vietinbank (CTG) tăng khoảng 43%, đưa vốn hóa lên 190 nghìn tỷ đồng.
Thực tế, cổ phiếu Vinamilk vẫn ở mức giá trung bình trong 3 năm qua, không giảm và tăng nhiều. Tuy nhiên, sự trì trệ trong khi nhiều cổ phiếu lớn khác bứt phá khiến Vinamilk thụt lùi. Vinamilk bị khối ngoại bán mạnh gần đây. Nhưng điều khác biệt là Vinamilk không có sức cầu lớn từ các nhà đầu tư trong nước.
![]() |
Bà Mai Kiều Liên CEO Vinamilk. |
Trong khi các ngân hàng dồn dập báo lãi nghìn tỷ, các DN ngành thép và bất động sản báo lãi lớn chưa từng có… thì Vinamilk ghi nhận lợi nhuận suy giảm.
Trong quý I, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận chưa tới 2,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 9% so với cùng kỳ 2020. Doanh thu của ông lớn ngành sữa này cũng giảm và xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.
Tại ĐHCĐ 2021, CEO Mai Kiều Liên cho biết, DN lên kế hoạch kinh doanh thận trọng vì tình hình có nhiều bất định. Hoạt động sản xuất tại Campuchia đang gặp khó khăn vì đại dịch, rủi ro Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng lớn đến giá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ...
Hồi cuối 2019, Vinamilk lần đầu tiên đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường sữa lớn thứ 2 thế giới với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng. Tiềm năng của thị trường tỷ dân của Trung Quốc là rất lớn, tín hiệu của VNM vào thị trường này cũng khá tốt. Tuy nhiên, sẽ có rủi ro cho Vinamilk khi chính sách bất ổn và cạnh tranh ở Trung Quốc lớn. Vinamilk đã mất 10 năm để tìm được được một chỗ đứng cho thị trường này. Bên cạnh đó, DN của bà Mai Kiều Liên sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn để có sữa Mộc Châu phục vụ cho việc tấn công vào thị trường Trung Quốc.
Bài toán tăng trưởng của Vinamilk cũng phải tính đến sự suy giảm sức cầu nói chung của ngành này. Tại Việt Nam và Trung Quốc, nhu cầu về sữa vẫn đang có xu hướng gia tăng do dân số tăng. Tuy nhiên, đời sống của người dân tăng lên cùng với nhu cầu kiểm soát chế độ dinh dưỡng cũng có thể là điều mà các doanh nghiệp thực phẩm sữa bò như Vinamilk phải tính tới trong tương lai.
Thời gian vừa qua, Vinamilk cũng đã đa dạng hóa sản phẩm và phát triển các sản phẩm hữu cơ, đồng thời mở rộng mạng lưới kênh phân phối với chuỗi cửa hàng riêng biệt. Tuy nhiên, những động thái này làm tăng chi phí bán hàng và nếu không kiểm soát, quản trị tốt, Vinamilk có thể sẽ gặp khó khăn.
Trên thực tế, lượng sữa tươi của người Việt uống còn thấp, chỉ bằng khoảng một nữa so với Thái nhưng xu hướng tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh ngay tại thị trường sữa nội địa rất lớn. TH Milk của bà Thái Hương cũng đang phát triển mạnh khi nữ doanh nhân này có tiềm lực tài chính mạnh.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index giảm nhẹ về ngưỡng 1.300 điểm.
Theo BSC, sau giai đoạn tăng điểm vượt ngưỡng 1300 điểm, thị trường đã điều chỉnh trong phiên giao dịch 27/5. Dòng tiền đầu tư giảm mạnh so với phiên trước khi có 4/19 ngành vận động khả quan. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Độ rộng thị trường nằm ở trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng mạnh cho thấy áp lực chốt lãi ngắn hạn mạnh mẽ.
Với phiên điều chỉnh như vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ tích lũy ngắn hạn trong vùng giá 1300-1320 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/5, chỉ số VN-Index giảm 13,13 điểm xuống 1.303,57 điểm; HNX-Index giảm 0,41 điểm xuống 304,45 điểm. Upcom-Index tăng 1,02 điểm lên 84,08 điểm. Thanh khoản đạt 28,4 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Tin kinh doanh liên quan khác
- Gọi tên ông Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD chính thức, giàu thứ 2 Việt Nam
- Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính
- Đại gia Đỗ Anh Dũng xộ khám: Từ hãng taxi tới dự án bất động sản lùm xùm
- Cú sốc mới: 'Họa tam tai' đe dọa toàn cầu
- Ăn tại khách sạn 5 sao bị đói, golfer kêu ca khi qua chơi Việt Nam
- Bị hủy bỏ trái phiếu, lấy đâu 10 nghìn tỷ để trả: Tân Hoàng Minh lên tiếng
- Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm cơ quan chức năng
- 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- 40 nghìn tỷ trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang
- Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Loài bọ biển ngon hơn tôm hùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Cả làng đi buôn đất, truyền nhau cơ hội hốt tiền tỷ
- Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh
- Tiến vào vùng đất mới, bán hàng cho nửa tỷ dân, thu về gần 30 tỷ USD
- Sửa thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán
- Tiệm vàng thu 6.300 tỷ kê khai 339 tỷ: Điều tra tội trốn thuế
- Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử
- Những hàng phở gà Hà Nội bán vài trăm bát một ngày
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

