Agribank - 34 năm đồng hành ‘tam nông’
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, ngày 26/3/1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Vượt lên những khó khăn, thách thức những ngày đầu mới thành lập, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đã đoàn kết, nỗ lực xây dựng và phát triển Agribank trở thành Ngân hàng có quy mô tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ cho vay nền kinh tế cũng như mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Trụ sở chính của Agribank hiện nay |
Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trong suốt 34 năm phát triển, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước trong việc tiên phong thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng.
Ngân hàng chú trọng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể, cùng ngành ngân hàng có những đóng góp đáng kể vào thành công của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Agribank đạt 1,68 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,58 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất đối với ngân sách Nhà nước.
Agribank luôn dành 70% dư nợ cho vay đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm gần 40% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Các chương trình tín dụng của Agribank đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước, góp phần tạo nên sự phát triển bứt phá của nền nông nghiệp khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, khẳng định một Agribank luôn nghĩa tình, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, lan tỏa tinh thần sẻ chia, văn hóa nghĩa tình của người Agribank tiếp nối đạo lý, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Agribank luôn phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, "Ngân hàng vì cộng đồng" |
Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới.
Agribank được bình chọn đứng thứ 446/1000 Ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2017, nhiều năm liền đạt Top 10 VNR500, Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng, Ngân hàng vì cộng đồng, là đối tác tin cậy của hàng triệu khách hàng, đối tác, tổ chức tài chính quốc tế.
Năm 2021, Agribank tiếp tục tăng bậc xếp hạng tín nhiệm thế giới và khu vực. Uy tín, thương hiệu Agribank tiếp tục cải thiện tích cực. Moody’s xếp hạng tín nhiệm quốc tế ở mức Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia. Tạp chí quốc tế uy tín The Asian Banker xếp hạng 138/500 ngân hàng hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương về quy mô tài sản và tăng 96 bậc xếp hạng về chất lượng hoạt động so với công bố năm 2020; Agribank được xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam tại Bảng xếp hạng 500 thương hiệu ngân hàng giá trị lớn nhất toàn cầu theo đánh giá của Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance và Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500).
Tiếp nối truyền thống 34 năm phát triển, Agribank tập trung triển khai có hiệu quả Đề án chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuẩn bị sẵn sàng cho công tác cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước; tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, chủ lực trên thị trường tài chính, nhất là nông nghiệp, nông thôn, hướng tới ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số, hiện đại và hội nhập.
Ngọc Minh
Tin kinh doanh liên quan khác
- Gọi tên ông Bùi Thành Nhơn: Tỷ phú USD chính thức, giàu thứ 2 Việt Nam
- Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính
- Đại gia Đỗ Anh Dũng xộ khám: Từ hãng taxi tới dự án bất động sản lùm xùm
- Cú sốc mới: 'Họa tam tai' đe dọa toàn cầu
- Ăn tại khách sạn 5 sao bị đói, golfer kêu ca khi qua chơi Việt Nam
- Bị hủy bỏ trái phiếu, lấy đâu 10 nghìn tỷ để trả: Tân Hoàng Minh lên tiếng
- Danh sách 10.000 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm cơ quan chức năng
- 40 nghìn tỷ tiền tươi trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- 40 nghìn tỷ trong kho, 'khổ kế' 10 năm thắt lưng buộc bụng của tỷ phú Việt
- Giá vàng hôm nay 5/4: USD tăng vọt, vàng vẫn leo thang
- Loài bọ biển ngon hơn tôm tùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Loài bọ biển ngon hơn tôm hùm, giá siêu rẻ cũng 1 triệu/kg
- Cả làng đi buôn đất, truyền nhau cơ hội hốt tiền tỷ
- Hủy 9 đợt phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh
- Tiến vào vùng đất mới, bán hàng cho nửa tỷ dân, thu về gần 30 tỷ USD
- Sửa thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán
- Tiệm vàng thu 6.300 tỷ kê khai 339 tỷ: Điều tra tội trốn thuế
- Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử
- Những hàng phở gà Hà Nội bán vài trăm bát một ngày