Viettel dẫn đầu bảng top 10 công ty CNTT- viễn thông uy tín năm 2021
Bảng xếp hạng Top 10 công ty CNTT - Viễn thông uy tín Vietnam Report được xây dựng căn cứ vào kết quả đánh giá năm 2020 về tài chính, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông và kết quả khảo sát từ người sử dụng.
Danh sách Top 10 Công ty công nghệ viễn thông uy tín năm 2021 là kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty CP Báo Cáo Đánh Giá Việt Nam (Vietnam Report). Định kỳ công bố thường niên từ năm 2018, Viettel luôn giữ vị trí Top 1 trên bảng xếp hạng này.
Hiện nay, Viettel là doanh nghiệp có hạ tầng số lớn nhất Việt Nam với 175.000 km cáp quang; 67.000 trạm phát sóng 2G, 3G, 4G và đang triển khai thử nghiệm 5G; có 5 trung tâm dữ liệu lớn đạt các tiêu chuẩn khắt khe của thế giới.
Viettel hiện đang cung cấp dịch vụ giải pháp công nghệ cho B2G (Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương); B2B (Tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ); B2C (khách hàng cá nhân).
Viettel cung cấp giải pháp eCabinet cho Chính phủ giúp tiết kiệm ít nhất 30% thời gian các phiên họp. Giải pháp trung tâm điều hành đô thị thông minh của Viettel được công nhận là Giải pháp đô thị thông minh sáng tạo nhất châu Á. Viettel cũng cung cấp nhiều giải pháp cho Bộ, ngành như giải pháp công nghệ thông tin phục vụ hải quan số, giao thông số, giáo dục số…
Đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Viettel đã triển khai thần tốc nhiều giải pháp CNTT-VT bao gồm: Nền tảng Quản lý tiêm chủng ngừa COVID-19 quốc gia; Hệ thống Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth); Hệ thống cầu truyền hình phục vụ công tác điều hành phòng chống dịch bệnh; Hệ thống Camera giám sát tại các khu vực cách ly; Tờ khai y tế; Bản đồ dịch bệnh...
Với khả năng cá thể hóa các giải pháp công nghệ nhằm giải quyết các bài toán đặc thù của các tổ chức lớn, nhiều Tập đoàn lớn của Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Viettel để triển khai chuyển đổi số toàn diện như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Ngân hàng BIDV, VinGroup, FLC…
Viettel cũng cung cấp nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai chuyển đổi số. Mới đây, Viettel đã ra mắt nền tảng vESS - nền tảng số quản trị doanh nghiệp với 3 bộ giải pháp: Quản trị điều hành, Quản trị nhân sự và Kế toán - Tài chính. Kết quả khảo sát cho thấy 95% doanh nghiệp ghi nhận sự cải thiện trong quá trình hoạt động, 82% đạt ROI (tỷ suất hiệu quả đầu tư) trong khung thời gian dự kiến.
Viett triển khai nhiều nền tảng mở như Viettel AI Open Platform, hệ sinh thái mở cung cấp nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác công nghệ xử lý giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính; Viettel Cloud, một trong 5 nền tảng đám mây Việt Nam đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử; Viettel Data Mining Platform cung cấp nền tảng xây dựng báo cáo quản trị doanh nghiệp theo thời gian thực với khả năng dự báo dự đoán, phân tích rủi ro và phát hiện bất thường trong quản lý doanh nghiệp dựa trên kiến thức ngành chuyên sâu được tích hợp như: kinh doanh, tài chính, nhân sự, quản lý chất lượng;…
Về an ninh mạng, Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu với gần 100 khách hàng là các cơ quan, bộ, ban ngành nhà nước, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Mỗi năm, Viettel ngăn chặn hơn 35 nghìn cuộc tấn công vào hệ thống CNTT của Viettel và khách hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, Viettel đã ngăn chặn hơn 12 nghìn cuộc tấn công vào các hệ thống của doanh nghiệp, chính phủ.
Trên đấu trường quốc tế, Viettel vừa trở thành công ty sở hữu mạng viễn thông có tốc độ 5G nhanh nhất châu Á, đạt kỷ lục 4,7 Gbs trong lần thử nghiệm gần nhất. Viettel cũng là doanh nghiệp Việt Nam có nhiều bằng sáng chế tại Hoa Kỳ nhất, đóng góp quan trọng vào tầm nhìn “Make in Vietnam” của quốc gia.
Nhờ hoàn chỉnh các nền tảng dịch vụ số cho xã hội, doanh thu các dịch vụ số của Viettel năm 2020 tăng trưởng 27,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình 14,7% của công nghiệp CNTT Việt Nam.
Mạc Ngọc
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số