Trốn nợ tín dụng đen trên mạng: 'Gậy ông đập lưng ông'
Một số người cần tiền tiêu xài nhưng không đủ điều kiện tiếp cận ngân hàng hay các bên cho vay uy tín nên đã tiếp cận nguồn vốn từ các app tín dụng đen. Rất nhiều người đã lâm cảnh túng quẫn do thiếu hiểu biết, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con. Tuy nhiên, có một bộ phận người vay chủ đích “bùng” - trốn nợ ngay từ đầu. Hoặc một số người không còn điều kiện trả nên tìm đến các hội nhóm tư vấn cách trốn nợ trên Facebook, Zalo.
Rất nhiều cách khác nhau để tránh bị các bên đòi nợ ráo riết. Nhưng cuối cùng người đi vay vẫn phải chấp nhận hậu quả do mình gây ra.
Một nhóm tư vấn trốn nợ các app tín dụng đen có 17 ngàn thành viên. |
“...em bùng app xxx 3 tháng rồi, hôm nay có nhân viên nó nhắn tin cho em, báo là nếu không trả thì sẽ có cách của nó. Liệu nó có đăng ảnh Facebook hay Zalo không ạ?”, thành viên Lê H. đăng trên một nhóm Facebook chuyên tư vấn cách “bùng” app.
Có 3 người vào tư vấn các cách khác nhau. Một là giả ngơ, coi như không biết gì. Hai là khoá Facebook, “tôi vay 5 app rồi nó có làm được gì tôi đâu”. Người thứ ba thực tế hơn, khẳng định các ứng dụng sẽ gọi điện, đăng ảnh Facebook là “hết món”, ngoài ra không làm được gì mình.
Những ứng dụng cho vay khi bị người vay “bùng” sẽ cho người gọi điện khủng bố tinh thần. Sau đó, gọi điện than phiền đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Song song đó, do người dùng cấp quyền cho ứng dụng đọc danh bạ, hình ảnh và truy cập mạng xã hội nên nhân viên sẽ thu thập hình ảnh và đăng thông tin bêu xấu trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo.
Do biết trước các phương thức của bên cho vay như vậy, nên những người có chủ tâm trốn nợ sẽ có phương án chuẩn bị. Tuy vậy, không phải ai cũng đối phó thành công.
“Anh em cho mình hỏi là mình có vay bên xxx mà tính bùng. Mình không cho nó truy cập SIM hay gì hết mà sao nó biết số người thân mình để gọi và gửi tin nhắn tùm lum hết ạ”, người có tên Quang H. đăng trên nhóm Facebook.
Rất nhiều người vào tư vấn, cho rằng ngay từ đầu người này đã để ứng dụng tuỳ ý truy cập dữ liệu nên bây giờ dù bỏ SIM, xoá số thì các thông tin đã bị bên cho vay thu thập, không có cách giải quyết. Trên thực tế, các ứng dụng cho vay sẽ dựa vào thông tin thu thập được để đánh giá điểm tín dụng, thông tin càng dày, càng chi tiết thì khoản vay sẽ cao.
Thường các ứng dụng dựa trên lịch sử cuộc gọi để liên lạc với những người thân của người “bùng” app, gọi quấy nhiễu. Để đối phó, các nhóm tư vấn "bùng" nợ nghĩ ra cách gọi điện ngẫu nhiên cho nhiều người không quen biết khác nhau nhằm tạo lịch sử cuộc gọi ảo. Như vậy, những người bị làm phiền đều xa lạ, không phải người thân quen của "con nợ".
Ngoài ra, chuẩn bị trước trong việc đối phó với các app tín dụng đen, nhiều người tạo các tài khoản mạng xã hội ảo để cung cấp thông tin giả mạo. Đối với những người lỡ cung cấp thông tin tài khoản thật thì chọn cách đóng Facebook, huỷ các mạng xã hội đang sử dụng.
Dù vậy, rất nhiều người “bùng” app lần đầu nên chưa có kinh nghiệm. Đa số rất hoang mang khi trễ hạn vài lần và bị email, gọi điện nhắc nhở. Có người đã bị gọi điện đến người thân, và đăng ảnh bêu rếu lên mạng. Đến mức này, nhiều người tư vấn “giả ngơ” như trên hoặc “có chơi có chịu”. Nhưng vẫn có nhiều người áp dụng đa dạng chiêu thức khác nhau để tố ngược các ứng dụng đen, cho rằng mình mới là nạn nhân.
Như thành viên Jack… chỉ cách khá công phu. Bước 1, viết một bài trên Facebook cho rằng mình bị lừa lấy thông tin cá nhân để tống tiền. Bước 2, viết đơn tố cáo tội phạm đăng lên Facebook. Bước 3, mua SIM điện thoại nhờ người giả danh công an thụ lý vụ án mà người trốn nợ đang chính là nạn nhân, rồi gọi tất cả bạn bè và người thân của người này để trấn an, biến người trốn nợ thành nạn nhân.
Nghe qua lời tư vấn có vẻ hợp lý, nhưng tìm đâu người đủ can đảm giả làm cơ quan chức năng thụ lý vụ án, đi trấn an người thân, bạn bè của người “bùng” nợ? Đó là lúc một số người nhảy vào cung cấp dịch vụ này, nhận tư vấn “bùng” app tính phí. Những người này cung cấp trọn gói cách vay, trốn nợ và bày cách đối phó.
Cuối cùng, những người đi vay tiếp tục là nạn nhân, trốn được tiền vay của ứng dụng đen nhưng phải trả chi phí dịch vụ cho bên giải quyết hậu quả.
Thiên Phúc
Lập hội quỵt tiền ứng dụng cho vay trên mạng xã hội
Nhiều hội nhóm trên mạng xã hội bày cách quỵt tiền vay của các ứng dụng cho vay.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số