Top 10 plugin Backup WordPress tốt nhất hiện nay bạn nên cài đặt
Chào các bạn,
Một ngày đẹp trời bạn đăng nhập vào website WordPress và …Error.
Thử lại nhiều lần mà vẫn không được.
Có vẻ có điều gì đó đã xảy ra.
Website của bạn bị hacker tấn công, bị xóa dữ liệu, máy chủ có vấn đề, host dở chứng,
Tuy nhiên, sẽ là BIG PROBLEM nếu bạn không kịp backup (sao lưu) dữ liệu website trước đấy.
Backup website thường xuyên chính là cách để giảm thiểu thiệt hại trước những đợt tấn công của các hacker.
Đồng thời trong trường hợp toàn bộ dữ liệu của website bị mất, việc hì hục cài đi cài lại website sẽ rất vất vả.
Không ai muốn website của mình bị mất dữ liệu hay bị hacker tấn công, vì vậy tốt nhất để phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, bạn nên sao lưu tất cả dữ liệu của website trước để đề phòng.
Một trong các plugin quan trọng mà 1 blog/ website WordPress cần phải có, đó là plugin backup WordPress.
Trong bài viết này, mình chia sẻ các plugin backup và restore WordPress tốt nhất giúp bạn làm tốt công việc này.
Danh sách plugin này bao gồm cả các plugin miễn phí và trả phí.
//Nhiều dịch vụ hosting hiện nay hỗ trợ backup dữ liệu thường xuyên trong cPanel. Bạn có thể kiểm tra.
Nội dung bài viết
1BackupBuddy
BackupBuddy là một plugin sao lưu dữ liệu trả phí cung cấp các tính năng backup WordPress tuyệt vời với hơn 500.000 website đang sử dụng.
BackupBuddy được phát triển bởi iThemes từ 2010 (đội ngũ phát triển plugin bảo mật iThemes Security nổi tiếng).
Nó cho phép bạn dễ dàng thiết lập lịch sao lưu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
Nó có thể tự động lưu trữ các bản sao lưu trên các không gian lưu trữ trực tuyến như Dropbox, Amazon S3, Rackspace Cloud, FTP, Stash (dịch vụ đám mây).
Ví dụ: bạn có thể chọn để sao lưu cơ sở dữ liệu hàng ngày và các plugin/ theme, file hàng tuần.
Giá bán thấp nhất hiện nay của BackupBuddy cho phiên bản hỗ trợ 1 website là 80$.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mã giảm giá BackupBuddy thì sẽ được giảm ngay 25%.
Ưu điểm lớn nhất của sử dụng BackupBuddy là nó không phải là một dịch vụ mua theo gói nên bạn cũng không cần phải mất một khoản phí để sử dụng liên tục.
2UpdraftPlus
UpdraftPlus là một plugin backup dữ liệu miễn phí dành cho website WordPress được đánh giá là tốt nhất hiện nay.
Nó cho phép bạn tạo ra các bản sao lưu đầy đủ của 1 website WordPress và lưu trữ nó trên các đám mây hoặc tải về máy tính của bạn.
Bạn có thể lên kế hoạch sao lưu riêng hay chọn các file cần sao lưu riêng, không nhất thiết phải sao lưu tất cả.
Sau khi backup, UpdraftPlus có thể tự động tải các bản sao lưu của bạn vào Dropbox, Google Drive, S3, Rackspace, FTP, SFTP, email, và nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây khác.
Ví dụ: mình đang sử dụng DropBox để sao lưu các tập tin quan trọng & cơ sở dữ liệu lên Dropbox.
Bên cạnh phiên bản miễn phí, UpdraftPlus cũng có phiên bản trả phí với các tiện ích cao hơn giúp bạn có thể di chuyển sang các thư mục, web clone khác, tìm kiếm cơ sở dữ liệu và hỗ trợ nhiều website.
3BackWPUp
BackWPup là một plugin miễn phí giúp tạo các bản sao lưu website WordPress và lưu trữ nó trên không gian đám mây (Dropbox, Amazon S3, Rackspace, vv), FTP, email, hoặc trên máy tính.
BackWPup dễ dàng để sử dụng và cho phép bạn lên lịch sao lưu tự động theo tần số cập nhật trang web của bạn.
Phiên bản Pro của BackWPup đi kèm khu vực hỗ trợ ưu tiên, khả năng lưu trữ các bản sao lưu trên Google Drive và một số tính năng khác.
Nếu như bạn thực sự cần nhiều tính năng hơn thì nên mua bản trả phí với giá 75$ cho 1 website sử dụng trong 12 tháng.
4BackUpWordPress
BackupWordPress là một plugin hoàn chỉnh giúp sao lưu dữ liệu với hỗ trợ lập lịch tự động.
Nó cho phép bạn tạo ra các lịch trình khác nhau cho cơ sở dữ liệu và các tập tin của bạn.
Vấn đề duy nhất là phiên bản miễn phí không cho phép bạn lưu trữ các bản sao lưu của bạn trên một dịch vụ lưu trữ đám mây.
Hiện nay, plugin này đã có trên 200.000+ lượt tải và sử dụng.
Nếu bạn muốn lưu trữ các bản sao lưu của bạn trên Dropbox, Google Drive, FTP,… bạn sẽ cần phải mua một phần mở rộng.
Các phần mở rộng có sẵn cho mỗi dịch vụ, và bạn có thể mua một trong những gói bạn cần hoặc toàn bộ gói.
5Duplicator
Một cái tên thôi bạn cũng đủ thấy, Duplicator là một plugin sao lưu, copy dữ liệu rất phổ biến để sử dụng khi cần di chuyển các trang web WordPress tới các hosting khác.
Ví dụ: chuyển tên miền cho website, chuyển hosting cho website…
Tuy nhiên nó cũng có tính năng sao lưu backup rất tốt.
Nó không cho phép bạn tạo ra các bản sao lưu theo lịch cũng như không được lựa chọn nhiều các giải pháp sao lưu WordPress.
6WP-DB-Backup
Với hơn 400.000 cài đặt, WP-DB-Backup là một trong những plugin sao lưu dữ liệu phổ biến nhất cho website WordPress.
Vấn đề duy nhất của plugin này đó chính là bạn chỉ được sao lưu database (cơ sở dữ liệu) WordPress.
Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ phải sao lưu các tập tin khác bằng tay.
Nếu bạn không cập nhật một trang web thường xuyên hoặc không tải lên hình ảnh nhiều, bạn có thể sử dụng WP-DB-Backup như các plugin sao lưu khác.
7VaultPress (with Jetpack)
VaultPress được phát triển bởi Matt Mullenweg (đồng sáng lập WordPress) và nhóm của ông tại Automattic.
Hiện tại, nó đã trở thành một phần của một sản phẩm khác của Automattic là JetPack.
VaultPress cung cấp các giải pháp thời gian thực, lưu trữ đám mây một cách tự động chỉ với $3.50/tháng.
Bạn dễ dàng thiết lập VaultPress và khôi phục lại các bản sao lưu chỉ với vài cú nhấp chuột.
Với gói Pro, bạn thậm chí còn được cung cấp tính năng quét file an toàn hơn và tạo báo cáo.
Có một vài nhược điểm khi sử dụng VaultPress:
- Bạn cần trả phí định kỳ nếu bạn muốn sử dụng cho nhiều website WordPress.
- Bạn sẽ phải đăng ký Jetpack, có một tài khoản WordPress.com và cài đặt bộ plugin Jetpack trên trang web.
- Các bản sao lưu chỉ được lưu trữ tối đa 30 ngày. Nếu bạn muốn lưu trữ không giới hạn, bạn phải trả 29$/tháng cho mỗi trang web.
8WordPress Backup to Dropbox
9WordPress Backup and Migrate Plugin
10All-in-One WP Migration
Lời kết
Trên đây là danh sách các plugin backup WordPress được đánh giá cao và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Mỗi plugin sao lưu (backup) cho website WordPress đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn sẽ chọn được plugin thích hợp cho mình.
Chúc bạn vui vẻ !
Kiến thức WordPress liên quan khác
- Hướng dẫn tạo blog/ website WordPress kiếm tiền online chi tiết (2021)
- Hướng dẫn thay đổi tên miền website WordPress sang domain mới (A-Z)
- Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác chi tiết nhất
- Cách tạo thông báo đẩy Push Notification cho website bằng OneSignal
- Tổng hợp 10+ plugin cần thiết nhất cho website WordPress (2020)
- Top 10+ theme tin tức WordPress tốt nhất 2020 (đẹp & chuẩn SEO)
- Top 5+ plugin nén hình ảnh WordPress tốt nhất hiện nay (2020)
- 12 cài đặt WordPress quan trọng nhất sau khi tạo website [2020]
- 5 plugin tạo bảng so sánh WordPress miễn phí tốt nhất (2020)
- 22 Checklist thiết kế web chuẩn SEO 2020 | Hướng dẫn từ A-Z
- Dịch vụ tạo blog, website WordPress trọn gói nhanh chóng
- Fixed TOC (Table Of Contents): Plugin tạo mục lục WordPress chuyên nghiệp
- Đánh giá GeneratePress: theme WordPress cực kì nhẹ & chuẩn SEO 2019
- 20 mẹo sử dụng Gutenberg Editor 2018 | WordPress 5.0
- (A-Z) Hướng dẫn sử dụng Gutenberg WordPress Editor chi tiết [2020]
- Khám phá theme Newspaper – theme tin tức, báo chí tuyệt vời
- [Black Friday] Mã giảm giá MyThemeShop tháng 11/2018 – giảm giá 90% toàn bộ Theme
- Trang trí Tết cho website với câu đối và hoa mai đào khá độc đáo
- Hướng dẫn tạo Button Coupon lấy mã giảm giá cho các trang chia sẻ coupon
- Top 10 plugin Rich Snippets tốt nhất hiện nay cho WordPress