Tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn tiếp tục trầm trọng, ảnh hưởng đến nhiều ngành
Sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu kéo dài đang có tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ô tô, máy tính đến điện thoại thông minh và thiết bị chơi trò chơi.
Tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn tiếp tục trầm trọng, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực |
Tuần trước, các nhà sản xuất ô tô của Đức như Daimler và BMW đã buộc phải tạm thời giảm sản lượng hoặc tạm dừng một số dây chuyền lắp ráp do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn. Các nhà sản xuất ô tô ở những nơi khác cũng phải đối mặt với sự gián đoạn tương tự do khan hiếm nguồn chip. Nhiều nhà máy sản xuất ô tô vẫn chưa mở cửa trở lại và khách hàng phải đợi hàng tuần mới có xe.
Các chuyên gia cho biết, sự gián đoạn này đang xóa đi cơ hội bù đắp cho những thiệt hại mà các nhà sản xuất ô tô đã phải chịu đựng sau hậu quả của đợt bùng phát Covid-19, khi nhu cầu phục hồi từ suy thoái do đại dịch gây ra.
Các nhà sản xuất ô tô đã phải cắt giảm khối lượng mua chip dùng trong ô tô sau khi đại dịch Covid-19 tấn công trên toàn cầu do dự báo nhu cầu sẽ giảm mạnh. Hiện tại, việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đang được tiến hành trên khắp thế giới, nhu cầu thị trường xe ô tô đang tăng trở lại mạnh mẽ, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn.
Bên cạnh ngành sản xuất ô tô thì ngành công nghiệp máy tính cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự. Apple và Samsung Electronics trước đó cho biết sự thiếu hụt chip bán dẫn đang ảnh hưởng đến doanh số bán máy tính xách tay và máy tính để bàn của họ.
Nhận thấy nhu cầu tăng mạnh chip bán dẫn đối với điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy chơi trò chơi trong thời kỳ đại dịch, các nhà sản xuất chip bán dẫn lớn trên thế giới đã tăng cường việc sản xuất, nhưng do nguồn cung chip bán dẫn thấp hơn nhiều nên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trong thực tế.
Các chuyên gia cho biết, tình trạng thiếu chip bán dẫn dự kiến sẽ tiếp tục do các nhà sản xuất chip và nhà sản xuất linh kiện cần có thời gian để thiết lập các nhân tố mới và tùy chỉnh hệ thống.
Jeon Byeong-seo, Giáo sư tại Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc cho biết: “Khối lượng sản xuất chip có khả năng đạt công suất tối đa trong quý 3 để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Nhưng nguồn cung sẽ thấp hơn nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và điện tử”.
Giáo sư Jeon cho biết thêm, trên thế giới chỉ có 5 hoặc 6 nhà sản xuất chip bán dẫn có khả năng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất. Ngay cả khi họ xây dựng năng lực sản xuất ngay bây giờ thì cũng sẽ mất ít nhất 6 tháng trước khi họ có thể cung cấp chip và khoảng 50 nhà sản xuất linh kiện phải tùy chỉnh chip, kéo dài thời gian trước khi chip được phân phối trên thị trường.
Hiện tại, các công ty công nghệ của Mỹ đang đi đầu trong việc phát triển các công nghệ bán dẫn mới, nhưng việc sản xuất phần lớn được thực hiện bởi các nhà sản xuất chip ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Các quốc gia châu Á này không chỉ là cơ sở sản xuất chính mà còn là những người tiêu thụ phần lớn các sản phẩm chip bán dẫn.
Do đó, nút thắt cổ chai làm tắc nghẽn toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ không được giải quyết trừ khi các công ty tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến các công ty châu Á, ông Jeon nhận định.
Việc xây dựng các nhà máy bán dẫn mới cũng đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Theo đó, trong giai đoạn năm 2021-2022, Mỹ sẽ triển khai xây dựng 6 nhà máy; Trung Quốc và Đài Loan, mỗi quốc gia đều đang xây dựng 8 nhà máy; Hàn Quốc và Nhật Bản mỗi quốc gia sẽ xây dựng 2 nhà máy.
Ngành công nghiệp điện thoại thông minh đã xử lý vấn đề thiếu chip tương đối suôn sẻ, phần lớn là do các nhà sản xuất lớn có xu hướng đảm bảo trước hàng tồn kho của các bộ phận quan trọng, một phương pháp giúp họ tiếp tục sản xuất trong khoảng 6 tháng mà không phải lo lắng về sự gián đoạn đột ngột.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho như vậy cũng được cho là sẽ chạm đáy trong những tháng tới do tình trạng thiếu chip tiếp tục kéo dài hơn dự kiến, các nhà theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn cho biết. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, một số nhà sản xuất đang cắt giảm khối lượng sản xuất, đồng thời tăng giá để tăng lợi nhuận của họ.
Nhà nghiên cứu thị trường Strategy Analytics cho biết, giá bán buôn điện thoại thông minh trung bình toàn cầu đã tăng 5% trong quý 2 năm nay, đánh dấu mức tăng đáng kể so với mức tăng khoảng 2% trong những năm qua.
Việc Google quyết định chỉ tung ra mẫu điện thoại thông minh mới nhất của mình tại Mỹ và Nhật Bản cũng cho thấy nguồn cung chip đang thiếu hụt. Samsung Electronics trước đó đã phủ nhận tin đồn về việc ngừng sản xuất dòng Note, đồng thời cho biết nó sẽ không được sản xuất trong năm nay do tình trạng thiếu chip.
Đối với các nhà sản xuất điện thoại thông minh, sự thiếu hụt không chỉ liên quan đến quản lý điện năng mà còn liên quan đến trình điều khiển hiển thị và bộ xử lý ứng dụng. Các chip liên quan đến giải pháp LTE và 5G cũng đang bị ảnh hưởng.
Các nhà phân tích cho biết lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ chỉ tăng 1,3% lên 771 triệu chiếc trong nửa cuối năm nay, ít thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Các nguồn tin trong ngành cho biết các nhà sản xuất thiết bị điện tử nhỏ hơn có thể gặp vấn đề trong việc đảm bảo chip nếu tình trạng thiếu chất bán dẫn tiếp tục diễn ra.
Phan Văn Hòa(theo Koreaherald)
Vì sao ngành công nghiệp chip của Nhật Bản bị đánh bại?
Trước kia, các công ty Nhật Bản từng được công nhận là những vị vua trong ngành công nghiệp chip. Nhưng bây giờ, vinh quang của những vị vua ngày nào đã không còn.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số