Tìm ‘hướng sáng’ cho startup Việt giữa dịch Covid-19
Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19”, một sự kiện bên lề cuộc thi Viet Solutions 2021, vừa được tổ chức nhằm tìm ra lối đi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh đại dịch.
Các diễn giả tham dự sự kiện gồm ông Lê Bá Tân, Phó TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks); ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI (tên đầy đủ Vì Việt Nam AI) - startup từng đạt giải nhất Viet Solutions 2019; ông Hùng Trần, co-founder và CEO của Got It (startup từ Silicon Valley) và ông Trần Quang Hưng - Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện Vinacapital Ventures. Điều phối chương trình là ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm CEO của Le Group of Company.
Giải quyết nỗi đau Covid-19 hay nỗi đau hậu Covid-19?
Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn của các diễn giả. Ông Lê Bá Tân cho rằng với các doanh nghiệp đang hoạt động, vật lộn với Covid-19 để tồn tại là điều không thể tranh khỏi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa phải tìm giải pháp để cầm cự nhưng cũng cần tìm hướng đi cho trung hạn và dài hạn.
Đối với các startup mới, việc giải quyết các nỗi đau mà Covid-19 gây ra sẽ chỉ mang tính thời điểm. Đến một lúc nào đó, chúng ta cũng sẽ đối mặt với dịch bệnh một cách chủ động hơn ngay cả khi nó không mất đi. Chính vì thế, việc chuẩn bị cho thị trường thời hậu Covid-19 mới là mục đích mà các startup mới nên hướng tới, ông Tân nói.
Chia sẻ quan điểm này, ông Hùng Trần cho rằng vượt qua khó khăn do Covid-19 là cần thiết nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp không nên dồn toàn lực vào mục tiêu này. Thay vào đó, họ phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho con đường dài hơn.
“Nếu chỉ dùng những thông tin hiện có để phục vụ kế hoạch phát triển lâu dài thì rất bất hợp lý. Covid-19 sẽ bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang vật lộn, nắm bắt cơ hội để giải quyết những nỗi đau hiện hữu sẽ giúp sống qua ngày. Khi mọi thứ ổn định, startup phải có được nền tảng để đi theo con dường dài hơn hơn”, Hùng Trần chia sẻ.
Chia sẻ về những công nghệ tiềm năng, ông Trần Quang Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Đại diện quỹ đầu tư Vinacapital Ventures, nói rằng blockchain, dù đang gây tranh cãi, nhưng có thể là một hướng đi mà các startup có thể nghiên cứu. Thực tế, xu thế chuyển đổi số là tất yếu và các công cụ chuyển đổi số sẽ được chấp nhận nếu chúng chứng minh được hiệu quả.
Về phần mình, ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN Ai, sản phẩm giành giải nhất cuộc thi Viettel Advanced Solution Track 2019 (tiền thân của Viet Solutions), chia sẻ: ông và những người đồng sáng lập đã không chọn con đường phát triển nóng. Bằng kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực AI ở châu Âu, hướng đi của VVN AI chính là làm và nhìn nhận thị trường.
“Chúng tôi đưa ra những quyết định khác nhau ở những thời khắc khác nhau”, ông Tùng nói.
Cơ hội từ Viet Solutions
Với sự kết hợp của Bộ Thông tin và truyền thông cùng Tập đoàn Viettel, Viet Solutions đang ngày càng chứng minh được vai trò, hiệu quả trong nỗ lực thúc đẩy các startup phát triển. Năm nay, ban tổ chức cuộc thi sẽ đưa ra những đề bài mà Chính phủ và doanh nghiệp lớn đang cần tìm lời giải. Đây là những “nỗi đau” hiện hữu và giải quyết tốt nỗi đau đó, startup chắc chắn sẽ thành công.
Bản thân các diễn giả cũng đã gửi những lời chia sẻ tới các startup đang muốn tham dự cuộc thi. Ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI, startup từng giành giải Nhất cuộc thi tiền thân của Viet Solutions cho biết các doanh nghiệp hãy chuẩn bị những sản phẩm tốt khi tham dự cuộc thi. Bên cạnh những góp ý của ban giám khảo, startup có cơ hội tương tác với các hệ sinh thái lớn của “sếu đầu đàn” cũng là cơ hội quảng bá hữu hiệu. Ngoài ra, những ý tưởng tốt có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Viettel và nhiều doanh nghiệp lớn khác ngay cả khi không đoạt giải.
Ông Lê Bá Tân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), cho rằng Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát khi Việt Nam có đủ vắc xin. Chính vì vậy, dù startup dự thi hay không cũng cần có những ý tưởng, giải pháp hướng tới những gì xã hội cần sau khi dịch bệnh qua đi.
Đối với những startup muốn tham dự Viet Solutions 2021, ông Tân nhấn mạnh cái bắt tay của những người “đồng sàng đồng mộng”, có cùng lợi ích, chia sẻ mục tiêu. Với Tập đoàn Viettel, ông Tân cho biết những mảng như 5G, Cloud, IoT, Data Analytics… đang được đẩy mạnh nên những startup có giải pháp trong lĩnh vực này dễ có cơ hội hợp tác hơn.
“Với tinh thần mở, chúng tôi mong chúng ta sẽ nắm bắt cơ hội cùng nhau. Đó là cơ hội của Viettel cũng như cơ hội của các startup. Việc hợp tác sẽ giúp startup giảm thiểu chi phí, tiếp cận công nghệ mới nhất cũng như có cơ hội lớn hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra các sản phẩm thành công”, ông Tân nhấn mạnh.
Ông Hùng Trần, co-founder và CEO của Got It, cho rằng các startup nên chọn những cuộc thi phù hợp với mục tiêu và giải pháp của mình. Ông Trần Quang Hưng thì nhấn mạnh các startup nên chuẩn bị tinh thần nắm bắt cơ hội từ Viet Solutions hay các cuộc thi khác bởi luôn có những nhà đầu tư đi tìm kiếm những giải pháp hữu ích với họ. Đó cũng là cơ hội tốt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay.
Do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức, Viet Solutions hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia. Cùng với đó, chương trình đóng vai trò bàn đạp, giúp các startup dự thi hoàn thiện giải pháp, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, cả về tài chính lẫn công nghệ, để sớm đi vào thực tế. Năm nay, Bộ Thông tin và truyền thông cùng các Tổng công ty của Viet Solutions sẽ chủ động đưa ra bài toán để các startup tìm lời giải. Những bày toán này xuất phát từ nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, giúp những giải pháp tốt sớm có cơ hội được đưa vào đời sống. Tìm hiểu thông tin hoặc đăng ký tham gia cuộc thi tại đây: https://vietsolutions.net.vn/vn |
Nguyễn Hà
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số