Tiền Giang họp khẩn giữa đêm sau khi có 68 F0 tại trung tâm bảo trợ xã hội
Rạng sáng 14/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang và đoàn công tác Bộ Y tế có cuộc họp khẩn để tìm phương án nhanh chóng kiểm soát ổ dịch tại Trung tâm công tác xã hội của tỉnh (trung tâm bảo trợ xã hội).
Theo ghi nhận của CDC tỉnh Tiền Giang, tính đến ngày 14/8, ổ dịch tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đã ghi nhận tổng cộng 68 ca F0 trong tổng số 443 cán bộ nhân viên và đối tượng dễ tổn thương.
Cụ thể, trung tâm có 86 nhân viên và 357 đối tượng dễ tổn thương được bảo trợ xã hội gồm người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em và phụ nữ neo đơn.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang và đoàn công tác Bộ Y tế họp khẩn lúc rạng sáng 14/8. Ảnh: Trung Sơn
Trung tâm chi thành 5 khu vực: Khu A 39 người; khu B có 101 người; khu C có 72 người; khu D 102 người và khu E là 43 người.
Ngày 9/8, trung tâm phát hiện ca F0 đầu tiên là nhân viên làm việc khu D, tiếp xúc với mẹ là F0.
Ngay lập tức, CDC Tiền Giang đã tiến mẫu xét nghiệm toàn bộ trung tâm và sau đó phát hiện 68 trường hợp dương tính, trong đó khu B ghi nhận 63 ca dương tính là đối tượng dễ tổn thương; 4 ca dương tính còn lại là nhân viên tại các khu B, E, D.
Nhận định về ổ dịch này, TS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, Trưởng đoàn công tác phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Tiền Giang cho biết, do F0 là nhân viên phục vụ ăn uống tại khu B, có tiếp xúc gần với các đối tượng vì vậy khiến tốc độ lây nhiễm nhanh. Đây là khu nguy cơ rất cao vì đa số các ca F0 đều là đối tượng dễ tổn thương.
Sau khi họp bàn, cơ quan chức năng thống nhất cách ly F0, F1 tại chỗ. Trung tâm công tác xã hội tỉnh sẽ được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến, nếu các ca bệnh có diễn biến nặng sẽ chuyển qua trung tâm hồi sức tích cực của tỉnh.
TS Thượng yêu cầu Sở Y tế tỉnh Tiền Giang triển khai tập huấn ngay cho nhân viên tại trung tâm về công tác chăm sóc, điều trị cho các ca F0.
Các trường hợp F1 được cách ly thành 3 khu bao gồm: Trẻ em – phụ nữ; người già; các đối tượng còn lại. Bên cạnh đó phải tiến hành song song công tác truy vết F1 của các nhân viên F0 ở ngoài cộng đồng.
CDC tỉnh sẽ thực hiện lấy mẫu gộp với tần suất 2 ngày/lần, đồng thời thường xuyên sát khuẩn bề mặt hàng ngày, kiểm soát nhiễm khuẩn không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Tính đến sáng 14/8, toàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận 3.626 ca Covid-19, nhiều thứ 8 cả nước.
Thúy Hạnh

Ghi nhận 9.180 ca Covid-19 mới, thêm hơn 1 triệu người tiêm vắc xin
Bộ Y tế cho biết, ngày 13/8, nước ta ghi nhận 9.180 ca Covid-19, nâng tổng số người mắc trong cả nước lên 255.748 trường hợp.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

