Số phận hẩm hiu của "quái thú rồng 3 đầu” chưa từng được cất cánh của Liên Xô

05/08/2021
Nguyên bản duy nhất của mẫu máy bay kỳ lạ này giờ nằm im chờ mục nát ở một khu vực gần Moscow, nhưng nó từng là niềm hy vọng của Liên Xô nhằm chống lại tàu ngầm của Mỹ.

Mẫu máy bay Bartini Beriev VVA-14 – viết tắt của “máy bay lưỡng cư cất cánh thẳng đứng” và số 14 là số động cơ của nó – được thiết kế để có thể cất cánh ở bất cứ đâu mà không cần tới đường băng. Nó cũng có khả năng bay sát bề mặt nước trong khoảng thời gian dài.

Được thiết kế trong khoảng những năm 1960, mẫu máy bay này được xem là câu trả lời của Liên Xô đối với các tên lửa đạn đạo Polaris. Mỹ đã cho ra mắt mẫu tên lửa này vào năm 1961, lắp đặt trên hạm đội tàu ngầm của họ như một phần trong kế hoạch răn đe hạt nhân. Trong tư tưởng của nhà thiết kế mẫu VVA-14, Robert Bartini, con “quái thú” sẽ là cỗ máy hoàn hảo để truy lùng và tiêu diệt các tàu ngầm mang tên lửa.

Tuy nhiên kế hoạch này không diễn ra suôn sẻ. Chỉ có 2 trong số 3 nguyên mẫu của nó được chế tạo, và chỉ có 1 từng được cất cánh. Khi Bartini qua đời vào năm 1974, dự án này cũng chết theo ông, và nguyên mẫu thứ hai bị hủy.

Nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14, gần như vẫn còn nguyên vẹn, từng được gửi tới Viện Bảo tàng Không quân Trung ương gần Moscow vào năm 1987, nhưng dường như đã có vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển. Chiếc máy bay này bị ăn cắp các bộ phận và chịu tổn hại, và kể từ sau đó không được sửa chữa.

“Rồng ba đầu”

“VVA-14 thực chất là một con thuyền bay với khả năng cất cánh theo phương thẳng đứng từ mặt nước hoặc trên mặt đất, và có thể hoạt động như một chiếc máy bay khi ở trên cao” – Andrii Sovenko, sử gia hàng không Liên Xô, nói. Năm 2015, Sovenko đã gặp gỡ Nikolai Pogorelov, cấp phó của Robert Bartini trong giai đoạn thiết kế mẫu máy bay này.

Số phận hẩm hiu của quái thú “rồng 3 đầu” chưa từng được cất cánh của Liên Xô ảnh 2
VVA-14 được chế tạo để đáp trả mẫu tên lửa Polaris mà Mỹ lắp đặt cho các tàu ngầm (Ảnh: CNN)

“Theo Pogorelov, Bartini là một người có tầm nhìn, và thường xuyên có những suy nghĩ kỳ lạ xuất hiện trong đầu. Dường như ông ta không phải là người ở thời đại này, mà đến từ một thời đại khác – có người thậm chí còn nói ông là người ngoài hành tinh. Không nghi ngờ gì khi nói Baritni đã để lại một dấu ấn trong công tác chế tạo máy bay của Liên Xô. Tuy nhiên, ông ấy nổi tiếng chủ yếu là nhờ những ý tưởng của mình, trong khi chỉ số ít trong đó trở thành hiện thực” – Sovenko nói.

Bartini đã rời khỏi quê hương là Italy để đến Liên bag Xô viết vào năm 1923 sau khi chủ nghĩa phát-xít trỗi dậy. Ông từng đưa ra một vài phiên bản khác nhau của VVA-14, trong đó có một nguyên mẫu có phao khí để hạ cánh trên nước, và một nguyên mẫu khác có cánh gập để có thể đáp trên các chiến hạm.

Nguyên mẫu đầu tiên đã cất cánh vào năm 1972, sau đó nó được gắn thêm phao khí và thử nghiệm độ nổi trên nước.

“Mẫu máy bay này không có các động cơ tạo lực nâng hay bất cứ trang bị nào để truy lùng tàu ngầm. Nó chỉ được sử dụng vì mục đích nghiên cứu đặc tính của các chuyến bay theo phương ngang và thử nghiệm các hệ thống máy bay. Tính tổng cộng, từ năm 1972 đến 1975, nó thực hiện khoảng 107 chuyến bay với thời lượng bay 103 giờ đồng hồ” – Sovenko cho hay.

Hình thù kỳ lạ của VVA-14 khiến người ta đặt biệt danh cho nó là “Zmei Gorynich” – một con rộng trong các câu chuyện dân gian ở Nga.

“Khi nhìn vào mẫu máy bay này trên mặt đất, thật dễ hiểu lý do mà người ta liên hệ nó với Zmei Gorynych: Nó cũng có 3 đầu, và phần cánh khá nhỏ” – Sovenko nói thêm.

Nguyên mẫu thứ hai của VVA-14 thì được đề xuất là gắn nhiều động cơ để có thể cất cánh theo phương thẳng đứng, tuy nhiên các loại động cơ không thể lắp vừa vào một chiếc máy bay gần hoàn thiện như vậy, và cũng không có loại động cơ nào được phát triển riêng cho nó. Điều này khiến dự án VVA-14 không thể tiếp tục, và mẫu máy bay này bị hủy.

Số phận hẩm hiu của quái thú “rồng 3 đầu” chưa từng được cất cánh của Liên Xô ảnh 3

Bartini từng đưa ra thêm một vài phiên bản của VVA-14, nhưng đều thất bại (Ảnh: CNN)

Bartini từng cố thổi luồng sinh khí mới cho VVA-14 bằng cách biến nó thành một “Ekranoplan” – một loại máy bay sử dụng hiệu ứng mặt đất để lướt đi trên bề mặt với vận tốc cao, giống như tàu đệm khí. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể cứu vãn được dự án này.

“Tôi nghĩ rằng quân đội Liên Xô đã rất nhanh chóng nhận ra rằng khả năng chống ngầm của VVA-14 sẽ thấp. Nó chỉ có thể mang một số lượng rất nhỏ tên lửa, trong khi quá trình chế tạo loại máy bay bất thường như vậy phát sinh nhiều thách thức về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, quân đội vẫn phải dựa vào các mẫu máy bay truyền thống hơn để làm công việc chống ngầm” – Sovenko cho hay.

Sau khi được cho “nghỉ hưu”, nguyên bản VVA-14 được chuyển bằng sà lan từ Taganrog ở phía Nam Russia, nơi nó được chế tạo và thử nghiệm, tới một thị trấn nhỏ gần Moscow, Lytkarino. Được đặt gần bờ, nó nằm đơn độc, bị hỏng hóc và tháo dỡ một phần.

Sau đó, nó được chuyển bằng máy bay trực thăng tới Monino, và tại Bảo tàng Không quân Trung ương, chiếc máy bay này vẫn chịu nhiều tổn hại cho đến tận ngày nay mà không được sửa chữa.

“Thực ra một số mảnh của nguyên mẫu VVA-14 đã nằm ở Monino suốt 33 năm qua, dưới dạng một đống sắt vụn. Tôi không biết lý do tại sao mà viện bảo tàng không có biện pháp để phục hồi mẫu máy bay rất thú vị này” – Sovenko nói.

Những phần bị thiếu

Bảo tàng Không quân Trung ương phần lớn là trưng bày hiện vật ngoài trời, bởi vậy giống như phần lớn các mẫu máy bay trong bộ sưu tập máy bay Liên Xô khổng lồ, VVA-14 cũng được đặt ngoài trời. Và rất dễ để nhận thấy là nó đã bị mất đi phần cánh. Nhiều phần khác của nó cũng bị tách rời, nằm dưới mặt đất.

Số phận hẩm hiu của quái thú “rồng 3 đầu” chưa từng được cất cánh của Liên Xô ảnh 5

"Rồng ba đầu" giờ nằm cô độc và chịu nhiều hỏng hóc (Ảnh: CNN)

Alexander Zarubetsky, Giám đốc viện bảo tàng, cho hay một vài bộ phận của chiếc máy bay này bị thiếu.

“Năm 2012, các đại diện đến từ nhà máy máy bay Taganrog, nơi VVA-14 được chế tạo, hứa hẹn sẽ giúp chúng tôi tìm kiếm các bộ phận thay thế của nó, nhưng do thiếu nguồn vốn mà đến nay vẫn chưa thực hiện được” – ông Zarubetsky nói.

Ông thêm rằng, nếu nguồn vốn được đảm bảo, chi phí phục hồi con “quái thú” này sẽ rơi vào khoảng 1,2 triệu USD, thêm rằng quá trình phục hồi phải mất từ 1 – 2 năm và cần có đội ngũ chuyên gia hàng không.

Sovenko cho rằng, nếu VVA-14 được phục chế và đem ra thử nghiệm, nó sẽ thực sự trở thành một mẫu máy bay độc nhất.

“Nó có thể cất cánh và hạ cánh cả theo phương ngang và phương dọc, hạ cánh được cả trên mặt đất và mặt nước. Nó có thể nổi trên mặt nước trong thời gian dài không khác gì một con tàu và tham gia vào chiến tranh chống ngầm. Và đương nhiên, nó có thể được sử dụng như một chiếc máy bay thông thường nữa” – Sovenko nói.

Theo Viettimes

"Quái vật tàng hình" B-2 của Mỹ sở hữu công nghệ tối tân gì?

"Quái vật tàng hình" B-2 của Mỹ sở hữu công nghệ tối tân gì?

Được mệnh danh là "quái vật tàng hình", oanh tạc cơ B-2 của Mỹ sở hữu những công nghệ tối tân và khả năng tấn công mà không một máy bay nào sánh ngang.

Tin công nghệ liên quan khác