Sinh viên y cấy thiết bị bluetooth vào tai để quay cóp
Vào ngày 21/02/2022, 78 sinh viên y khoa đã tham gia kỳ thi MBBS (Cử nhân Y khoa, Cử nhân Phẫu thuật) cuối cùng tại Trường Cao đẳng Y tế Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Tại đây, một trong số họ đã sử dụng thủ thuật gian lận trong suốt quá trình thực hiện bài thi.
Người gian lận là một sinh viên y khoa được giấu tên. Được biết, anh này đã trượt kỳ thi cuối kỳ nhiều lần trong vài năm qua và đây là cơ hội cuối cùng. Để đối phó, sinh viên này đã nhờ một bác sĩ thực hiện cấy ghép thiết bị bluetooth vào trong tai. Thủ thuật này rất khó bị phát hiện bằng mắt thường.
Bên cạnh thiết bị bluetooth được giấu kín trong tai, sinh viên này còn cần tới một chiếc điện thoại nhỏ được bí mật để bên trong quần dài. Không may cho kẻ gian lận, đội giám thị đã xuất hiện giữa cuộc thi để tiến hành khám xét. Họ phát hiện được chiếc điện thoại đang bật và đang kết nối với một thiết bị bluetooth.
Tuy nhiên, dù đã tìm kiếm rất lâu nhưng các giám thị không thể tìm thấy bất kỳ một thiết bị bluetooth nào trên người sinh viên. Chỉ sau khi bị mang đi thẩm vấn, sinh viên này mới khai nhận cách thức thực hiện gian lận.
Trước kỳ thi, anh này đã nhờ tới một bác sĩ phẫu thuật cấy thiết bị bluetooth vào bên trong tai.
Việc gắn thiết bị bluetooth dưới da nghe có vẻ vừa đau đớn vừa không thực tế, do thiết bị cấy ghép phải bao gồm cả pin và vỏ bọc. Nhưng những bác sĩ trong nghề cho hay, thiết bị gian lận này không phải là một thiết bị bluetooth thông thường, mà nó giống một dạng thiết bị trợ thính có khả năng dẫn truyền âm thanh qua xương.
Thiết bị này được gắn vào xương để rung và truyền âm thanh thu được đến các cơ quan thụ cảm bên trong tai. Việc cấy ghép thiết bị trợ thính không gây nhiều đau đớn, dễ thực hiện và có thể tháo gỡ bất cứ lúc nào.
Tiến sĩ Anand Rai, người đã tố giác sự việc Vyapam - vụ gian lận thi tuyển sinh khét tiếng tại Ấn Độ, tuyên bố việc cấy ghép thiết bị bluetooth đã được phát hiện ở nước này từ năm 2013.
Các giám thị sẽ rất khó phát hiện thủ đoạn này bằng mắt thường. Việc vạch mặt kẻ gian lận thường được dựa trên kinh nghiệm quan sát những biểu hiện khác thường nơi cử chỉ hoặc tiến hành khám xét trên cơ thể.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Hàng tỷ thiết bị Wi-Fi và Bluetooth có nguy cơ bị tấn công trên toàn cầu
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng, tin tặc có thể đánh cắp mật khẩu và thao túng lưu lượng truy cập web trên chip Wi-Fi bằng cách nhắm mục tiêu vào chuẩn kết nối Bluetooth của các thiết bị di động.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số