Quỹ VinFuture mở cổng nhận đề cử mùa giải 2022
Tôn vinh những sáng kiến “tái thiết và hồi sinh” cuộc sống
Tiếp nối thành công của giải thưởng VinFuture mùa giải đầu tiên với 4 công trình khoa học đột phá được vinh danh, VinFuture mùa thứ hai đã được khởi động trong sự mong đợi của cộng đồng khoa học quốc tế.
Chủ điểm VinFuture mùa thứ hai là: vinh danh các phát minh, sáng kiến thúc đẩy tái thiết đời sống sau đại dịch và phát triển bền vững. Điều này thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh “khoa học phụng sự nhân loại” nhất quán của VinFuture. Đại diện giải thưởng VinFuture chia sẻ, nếu bảo vệ sức khỏe là thách thức của nhân loại năm 2021, thì “tái thiết và hồi sinh” chính là vấn đề cấp bách mà thế giới phải đối mặt năm 2022.
Do đó, VinFuture mùa thứ hai đặt trọng tâm “Tái thiết và Hồi sinh”, với kỳ vọng tạo động lực và truyền cảm hứng tới các nhà khoa học toàn cầu. Thông qua giải thưởng, VinFuture mong muốn góp phần cùng thế giới giải quyết những vấn đề thời sự hậu đại dịch.
Phát biểu về mùa giải VinFuture II, GS. Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture cho biết: "Mùa giải đầu tiên đã ghi nhận những lợi ích và thành quả mang tầm vóc toàn cầu của khoa học đỉnh cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Thế nhưng, nhân loại còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác như: nâng cao chất lượng sống, chống biến đổi khí hậu, tăng hiệu suất lao động sau những đứt gãy... Với mùa giải năm nay, chúng tôi muốn vươn xa hơn, lan tỏa rộng hơn giá trị và tầm ảnh hưởng của giải thưởng VinFuture, trong nhiều lĩnh vực tới nhiều vùng đất mới, với sứ mệnh “hồi sinh” thế giới sau đại dịch”.
Các nhà khoa học là thành viên của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture tham gia sự kiện giao lưu “Tuần lễ Khoa học - Công nghệ VinFuture 2021” |
GS. Đặng Văn Chí - Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu Ung thư Ludwig (Hoa Kỳ), thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture kỳ vọng: “Để có nhiều hơn những phát minh, sáng chế giúp thay đổi cuộc sống con người cho mùa giải năm nay, chúng tôi mong đợi sẽ tiếp nhận những giải pháp khoa học kiệt xuất với lĩnh vực đa dạng hơn, từ nhiều quốc gia hơn, được tạo nên bởi các nhà khoa học không phân biệt tuổi tác, giới tính, không phân biệt nguồn gốc, màu da, sắc tộc … với tiềm năng ứng dụng trên quy mô lớn hơn”.
10 tiêu chí đề cử giải thưởng VinFuture 2022
Để tham gia mùa giải 2022, các dự án đề cử giải thưởng cần đáp ứng đầy đủ 10 tiêu chí để cử, được đề cử thông qua các tổ chức, cá nhân uy tín về khoa học công nghệ trên toàn thế giới. Các dự án đề cử sẽ được đánh giá qua các bước sàng lọc và xét chọn của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Hội đồng là các nhà khoa học uy tín, trong đó nhiều người sở hữu các giải thưởng danh giá như Nobel, Turing, Millenium…
Cụ thể các tiêu chí đề cử như sau:
Thứ nhất, cần có bằng chứng rõ ràng hoặc tiềm năng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng dựa trên ứng dụng thực tế.
Thứ hai, các giải pháp đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc có khả năng mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm tới.
Thứ ba, các giải pháp phải phù hợp với một hoặc nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).
Thứ tư, các giải pháp phải được chứng minh bằng khoa học (có bằng chứng rõ ràng về việc đã vượt qua các thử nghiệm khoa học liên quan và trong trường hợp nghiên cứu, nó phải được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc được đánh giá rộng rãi).
Thứ năm, mở rộng cho các nhà nghiên cứu hoặc nhà sáng chế đã tham gia vào việc phát triển các giải pháp cơ bản, chứ không phải các doanh nhân hoặc công ty đã giúp thương mại hóa/phổ biến công nghệ.
Thứ sáu, các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên toàn cầu, bao gồm cả những người đến từ các nước đang phát triển và kém phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi.
Thứ bảy, mở rộng cho các cá nhân hoặc nhóm các nhà nghiên cứu/nhà phát minh.
Thứ tám, ưu tiên cho những người được đề cử trong giai đoạn hoạt động tích cực của sự nghiệp.
Thứ chín, cùng một cá nhân/nhóm có thể được đề cử cho một hoặc nhiều Giải thưởng Đặc biệt của VinFuture nếu đủ điều kiện.
Thứ mười, nghiên cứu/ giải pháp/ sáng chế được đề cử có thể thuộc bất kỳ chuyên ngành nào của khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ, bao gồm cả các phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực.
Các chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021 |
VinFuture mùa đầu tiên đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học công nghệ toàn cầu, với 599 đề cử chất lượng từ các nhà khoa học, nghiên cứu, phát minh từ 6 châu lục trên toàn thế giới.
Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 3 nhà khoa học: Katalin Karikó, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công trình liên quan tới công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả.
Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” được trao cho GS. Omar Yaghi (Mỹ) với công trình tiên phong khám phá ra vật liệu khung cơ-kim (MOFs). Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nữ” đã được trao cho GS. Zhenan Bao (Mỹ) với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người. Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển” thuộc về vợ chồng hai nhà khoa học đến từ Nam Phi: GS. Salim Abdool Karim và GS. Quarraisha Abdool Karim, với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.
Cổng nhận đề cử năm 2022: https://online.vinfutureprize.org/nomination
Hướng dẫn chi tiết về quy trình và biểu mẫu đề cử: https://online.vinfutureprize.org/nomination
Câu hỏi thường gặp: https://vinfutureprize.org/faqs/
Thông tin về các phát minh được trao giải mùa một: https://vinfutureprize.org/vi/nguoi-dat-giai/
Quỹ VinFuture ra mắt vào ngày 20/12/2020, là quỹ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân sáng lập. Tầm nhìn và sứ mệnh của quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng triệu người trên thế giới. Hoạt động cốt lõi của quỹ là giải thưởng VinFuture hàng năm, trao cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá đã - đang - có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong đời sống con người. Ngoài ra, quỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động như: tài trợ nghiên cứu, hợp tác phát triển học thuật, thúc đẩy giáo dục STEM. |
Thế Định
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số