Nông dân Bắc Giang bán 8 tấn vải nhờ livestream Facebook
Nông dân Việt cũng biết livestream bán hàng trên mạng
Chị Đỗ Thị Vân và em Hà Quang Thành là 2 nông dân trồng vải ở Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Mới đây, hai chị em Vân và Thành đã có lần đầu tiên được trải nghiệm việc livestream bán hàng trên Facebook nhờ sự hỗ trợ của một sàn thương mại điện tử.
Trong buổi livestream kéo dài hơn 40 phút, 2 “KOL” nghiệp dư này đã dẫn dắt 30.000 người xem đi tham quan vườn trồng vải thiều Lục Ngạn của gia đình.
Đại diện cho các hộ dân trồng vải trong hợp tác xã, chị Vân vừa giải thích quy trình trồng vải, cách nhận diện vải thiều, vừa kêu gọi người xem đặt hàng trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Nông dân Bắc Giang bán vải thiều trên Facebook dưới hình thức livestream. |
Tất cả hoạt động quay phim, dẫn chương trình đều do chị Vân và em Thành thực hành thành thục tại chỗ chỉ bằng một chiếc smartphone. Dù chỉ với những thiết bị rất đơn giản, tổng kết buổi livestream, chị Vân và em Thành đã giúp bà con hợp tác xã bán được 8 tấn vải thiều.
Có một điều đáng chú ý khi buổi livestream của chị Vân và em Thành được thực hiện trên trang Facebook của Sendo - một sàn thương mại điện tử Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên một sàn thương mại điện tử giao fanpage của mình cho những người nông dân để hỗ trợ họ bán hàng trên mạng.
Dù mới chỉ là buổi bán hàng livestream đầu tiên, chị Vân đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người xem và giúp hợp tác xã của mình bán 8 tấn vải trong 40 phút. |
Trước đó, một sàn thương mại điện tử khác là Voso cũng đã giúp người nông dân tiêu thụ nông sản của mình bằng hình thức livestream. Chỉ khác là, thay vì livestream trên Facebook, Voso để những người nông dân livestream trên chính nền tảng mà mình phát triển.
Hiện Voso cũng đang thành lập các nhóm trực tiếp đến nông trại để hướng dẫn bà con nông dân cách chụp ảnh sản phẩm, viết nội dung giới thiệu, livestream và bán hàng tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Khánh Hòa.
Bán hàng livestream: Hướng tiêu thụ nông sản mới của nông dân Việt Nam?
Trên thế giới, việc bán hàng thông qua hình thức livestream được biết đến dưới thuật ngữ live commerce. Đây đang trở thành xu hướng mới của thương mại điện tử bởi những trải nghiệm không thể tìm thấy ở đâu khác của loại hình này.
Đối với thương mại điện tử, rào cản lớn nhất của hình thức kinh doanh này là niềm tin của người dùng. Nhiều người không có lòng tin với việc mua hàng online, bởi đây vẫn là “thiên đường” cho hàng giả, hàng nhái.
Bán hàng qua livestream hay live commerce đem tới cho người dùng một góc nhìn chân thật hơn về món hàng so với những hình ảnh có khả năng bị cắt ghép chỉnh sửa. Chính điểm khác biệt này sẽ giúp cho những người nông dân có thể bán được nông sản của mình với giá cao bằng cách livestream trực tiếp ngay tại vườn.
Nông dân Hải Dương livestream bán trứng trên sàn thương mại điện tử Voso. |
Không những vậy, live commerce cũng giúp loại bỏ được các khâu trung gian, đưa mặt hàng nông sản từ nơi sản xuất đến căn bếp của người tiêu thụ. Người nông dân nhờ vậy sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, còn người tiêu dùng cũng được mua hàng tận gốc với giá rẻ.
Thực tế cho thấy, tại quốc gia láng giềng với Việt Nam là Trung Quốc, trong đại dịch Covid-19, không chỉ những người nông dân mà nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc đã chuyển sang live commerce.
Kết quả là, trong năm 2020, số người bán hàng thông qua livestream trên Taobao Live (nền tảng live streaming lớn nhất Trung Quốc) tăng gần 300%. Riêng trong tháng 2/2020, thời điểm bùng phát của làn sóng Covid-19 đầu tiên, số người bán hàng trên nền tảng này đã tăng 720% so với chỉ 1 tháng trước đó.
Tại Trung Quốc, live commerce đang trở thành kênh bán hàng chủ lực của nhiều cửa hàng, doanh nghiệp. Không chỉ nông dân, hộ kinh doanh cá thể mà ngay cả các quan chức địa phương, người nổi tiếng cũng tham gia vào trào lưu này.
Với sự nổi lên của bán hàng livestream trong thời gian gần đây, cách làm này dường như đã mở ra một hướng đi mới cho những người nông dân Việt Nam.
Đó là khi, nông sản của những người nông dân giờ đây không chỉ được xuất khẩu, bán qua kênh thương mại điện tử mà còn có thể tiêu thụ bằng hình thức livestream trên các nền tảng số. Đây chỉ là sự khởi đầu để những người nông dân có thể tự chủ được đầu ra cho nông sản của mình.
Trọng Đạt
Chưa vào chính vụ, Postmart và Vỏ Sò đã tiêu thụ 515 tấn vải thiều Bắc Giang
Trong 610 tấn vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ qua các sàn Vỏ Sò, Postmart, Sendo và Cuccu.vn, sản lượng vải được bán qua 2 sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính chiếm tới hơn 84%.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số