Nơi nguy hiểm nhất trong ngôi nhà
Theo quan điểm thông thường, không có nơi nào an toàn hơn ngôi nhà của bạn. Có nhiều lý do khiến điều này có vẻ đúng vì bạn đã quen thuộc với không gian đó. Tuy nhiên, tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng.
Ở Anh, mỗi năm có khoảng 6.000 người chết do tai nạn tại nhà. Một nghiên cứu đã đưa ra thông tin phòng nào là nơi hay xảy ra tai nạn nhất và loại thương tích liên quan.
2.000 người trưởng thành đã tham gia cung cấp thông tin cho khảo sát.
Theo đó, 23% số người được hỏi đã gặp tai nạn ở nhà trong năm ngoái. Phụ nữ có nguy cơ bị tai nạn cao hơn một chút so với nam giới (25% so với 22%).
Ảnh minh họa: Sogoodblog
Căn phòng nguy hiểm nhất là bếp, với 1/4 số người tham gia tiết lộ đó là nơi xảy ra phần lớn các vụ tai nạn của họ. Các mối đe dọa tới từ các dụng cụ sắc nhọn, việc chuẩn bị thức ăn ở nhiệt độ cao.
Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên lập kế hoạch bố trí khu vực lưu trữ cẩn thận để các vật dụng nặng không nằm trên kệ cao và đồ sử dụng hằng ngày ở trong tầm với.
Nếu nhà có trẻ nhỏ, hãy cẩn thận hơn với nước nóng, trà, cà phê, súp. Để cán xoong quay vào trong tránh trẻ em với tay được. Sử dụng ấm đun nước không dây hoặc dây có thể cuộn gọn gàng.
Các khu vực nguy hiểm khác trong nhà
Hơn 10% số người được hỏi cho biết, khu vườn là nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn nhất trong nhà của họ và thường gặp ở trẻ nhỏ.
Tiếp theo là phòng tắm (6%) với mối nguy hiểm trượt ngã do nước. Không gian này cũng chứa đựng những mối nguy hiểm khác, bao gồm các vật sắc nhọn như dao cạo và kéo.
An Yên (Theo Express)

Cho con ngồi ô tô đi dạo, bé 1 tuổi bị vỡ tim do ngực đập vào vô lăng
Vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi V.K.A (14 tháng tuổi, TP Vinh) bị tai nạn vỡ tim nguy kịch.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

