Những số điện thoại, website cần thiết cho người dân TP.HCM mùa dịch

19/07/2021
Những số điện thoại, các kênh online cần thiết để người dân TP.HCM yên tâm vượt qua đại dịch.

Trong giai đoạn hầu hết mọi người dân không được ra khỏi nhà để phòng chống dịch Covid-19, vẫn có những nhu cầu cần thiết hàng ngày phải giải quyết. Các nhu cầu cơ bản gồm có ăn uống, mua sắm, tư vấn sức khoẻ, phản ánh tình hình dịch bệnh đều được chính quyền thành phố cung cấp thông tin cần thiết. Thậm chí nếu hàng xóm gây ồn ào hay tụ tập đông người mùa dịch bệnh, người dân cũng có đầu mối để báo cáo.

Những số điện thoại, website cần thiết cho người dân TP.HCM mùa dịch
Những số điện thoại, website cần thiết cho người dân TP.HCM mùa dịch

Trong bối cảnh thực phẩm khan hiếm cục bộ, nhiều siêu thị và trang bán hàng trên mạng quá tải do nhu cầu tăng lên, Sở Công thương đã lập danh sách 75 website bán hàng thiết yếu để người dân lựa chọn mua hàng phù hợp.

Để tăng cường thêm các công cụ online cho người dân, Sở Công thương mới đây cũng gửi văn bản khẩn đến các nền tảng thương mại điện tử, yêu cầu ưu tiên hiển thị hàng hoá thiết yếu trên kênh của các doanh nghiệp này.

Để mua hàng hoá thiết yếu qua kênh online tại TP.HCM, một số người dân cũng chia sẻ với ICTnews cách mua sắm của họ. Chẳng hạn, phải đặt hàng vào buổi sáng thì hàng hoá dồi dào hơn. Hoặc khi cần mua đồ ăn gấp, có thể dùng các ứng dụng như Grab, Now, và mua tại các cửa hàng thực phẩm nhỏ. Việc này sẽ giúp tài xế không phải xếp hàng đợi lâu, họ sẽ sẵn sàng nhận đơn hơn.

Ngoài ra, khi mua hàng ở các siêu thị, hay nền tảng thương mại điện tử, cần chuẩn bị tâm lý sẽ nhận hàng sớm nhất trong vòng hai ngày. Người dân cũng có thể tìm hiểu thông tin ở bạn bè, đồng nghiệp để tìm được mối quen, sẽ dễ có nguồn hàng tươi sống hơn.

Về vấn đề sức khoẻ, trong giai đoạn này nhiều người e ngại đến các bệnh viện để thăm khám, có thể gọi điện để được các bác sĩ ở TP.HCM tư vấn miễn phí.

Hiện nay có hơn trăm bác sĩ, chuyên gia công khai số điện thoại của họ. Người dân có thể nhìn vào chuyên khoa của từng người, khung giờ mà họ có thể tiếp bệnh nhân, để gọi điện nhờ thăm khám.

Những bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, dạ dày, tiểu đường, phụ khoa, xương khớp, hô hấp… không biết xoay sở thế nào khi có vấn đề có thể tìm thấy số của các bác sĩ trong bài này.

Ngoài kênh gọi điện nêu trên, người dân có thể vào nhóm Facebook có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Nhóm Giúp nhau mùa dịch (https://www.facebook.com/groups/535988687600718) hoạt động khá tích cực, chuyên tư vấn sức khoẻ cho bệnh nhân. Các bác sĩ ở đây cũng công khai giờ giấc và số điện thoại để người dân gọi điện.

Riêng với hoạt động phòng chống dịch, HĐND TP cũng đã lập kênh tiếp nhận cử tri trên tổng đài 1022. Cử tri có thể gọi vào số 1022, nhấn nhánh số 1 để nêu những ý kiến, kiến nghị, phản ánh liên quan công tác phòng chống Covid-19 tại TP.HCM. Từ đó, chính quyền thành phố sẽ tiếp thu, xem xét và triển khai ngay các giải pháp hiệu quả hơn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện chính sách hỗ trợ.

Ngoài ra, người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở TP.HCM có thể gọi đến tổng đài 1022, nhấn phím 3 để góp ý cho lãnh đạo thành phố những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Tổng đài này hoạt động xuyên xuốt.

Ngoài ra, các tổng đài 113, 114, 115 hiện cũng đã liên thông với nhau, do đó người dân khi có việc cần kíp đều có thể gọi các số này, hệ thống sẽ tiếp nhận và gửi thông tin đến bộ phận liên quan để xử lý. Các nhiệm vụ đặc thù của 113 là nhận thông tin về an ninh trật tự, 114 liên quan phòng cháy chữa cháy, 115 liên quan cấp cứu. Nhưng hiện nay các tổng đài này đã liên thông để tiếp nhận đa tình huống.

Bên cạnh đó, ứng dụng Help 114 cũng giúp người dân báo cáo các vi phạm trong mùa dịch bằng cách gửi hình ảnh, video vi phạm. Chẳng hạn hàng xóm ồn ào, tập trung đông người mùa dịch có thể được phản ảnh qua kênh này.

Đối với người dân TP.HCM là ca F1 được điều trị tại nhà, cần cài đặt ứng dụng VHD (Vietnam Health Declaration) để lực lượng y tế quản lý, giám sát hoạt động tự cách ly. Người dân cũng phải khai báo y tế 3 lần/ngày thông qua ứng dụng này.

Những số điện thoại dưới đây cũng giúp người dân khai báo tình hình sức khoẻ trong mùa dịch:

- Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095.

- Tổng đài hỗ trợ khai báo y tế: 18001119.

- Sở Y tế TP.HCM: 02839309912.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: 02839234629.

Đối với người dân di chuyển ra/vào TP.HCM phải khai báo y tế, Phòng CSGT TP đã lập 12 mã QR để người dân quét và khai báo y tế. Việc quét mã và khai báo trước khi đến các chốt kiểm dịch giúp tiết kiệm thời gian cho người dân, hạn chế tụ tập và tiếp xúc.

Hải Đăng

Cùng VietNamNet chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Cùng VietNamNet chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Tại nhiều bệnh viện đang thiếu trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ trong khi ca nhiễm mới càng tăng lên. Nhiều địa phương giãn cách khiến người nghèo, người bệnh lâm cảnh khó khăn. Để hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và các hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, các cá nhân tổ chức có thể tham gia chương trình tiếp sức phòng chống dịch Covid-19, xem chi tiết TẠI ĐÂY

Người cách ly Covid-19 tại nhà được giám sát bằng công nghệ nào?

Người cách ly Covid-19 tại nhà được giám sát bằng công nghệ nào?

Kể từ 17/7, TP.HCM đã chính thức thí điểm cách ly các trường hợp F1 tại nhà. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ cách mà cơ quan y tế kiểm tra, giám sát người cách ly tại nhà bằng công nghệ.

Tin công nghệ liên quan khác