Nhiều bộ, tỉnh chưa đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4
Một trong những chỉ số quan trọng nhất để phát triển Chính phủ điện tử đó là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Trong năm 2020, một kết quả ấn tượng các bộ, ngành, địa phương đã làm được là nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 từ 10,86% trong năm 2019 lên đạt 31%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 17.
Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt hồi giữa tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm: “Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025”.
Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử. (Ảnh minh họa) |
Để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021, thời gian qua, Bộ TT&TT và trực tiếp là Cục Tin học hóa đã thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đặc biệt, vào ngày 19/4, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký văn bản đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch của bộ, tỉnh cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.
Trong đó, đề nghị các bộ, tỉnh xác định rõ chỉ tiêu đạt được theo từng tháng, danh sách chi tiết các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4 trong năm nay và danh sách các dịch vụ công không đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4 kèm theo giải thích nguyên nhân không đủ điều kiện.
Nhưng theo ghi nhận của Bộ TT&TT, vẫn còn nhiều bộ, tỉnh chưa ban hành kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trung bình trên cả nước mới đạt 37,43%.
“Nếu không có sự quyết tâm, quyết liệt triển khai của các bộ, tỉnh, mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 như đã đặt ra sẽ không thể đạt được”, Bộ TT&TT lưu ý.
Trong văn bản vừa gửi các bộ, ngành, địa phương hôm nay, ngày 21/7, Bộ TT&TT tiếp tục đề nghị các bộ, tỉnh đẩy mạnh triển khai kế hoạch để có thể đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.
Cụ thể, các bộ, tỉnh cần xây dựng và triển khai ngay kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện của cơ quan, địa phương mình lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021 nếu kế hoạch chưa được xây dựng. Theo thống kê, vẫn còn 25 bộ, tỉnh chưa ban hành kế hoạch.
Các bộ, tỉnh cũng được đề nghị chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực để các cơ quan, đơn vị thực hiện thành công, đúng tiến độ kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021. Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến về Bộ TT&TT qua hệ thống đánh giá mức độ chuyển đổi số tại địa chỉ https://dti.gov.vn.
Song song đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đặc biệt là kết nối, khai thác triệt để dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm cung cấp hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức 4, giảm thiểu giấy tờ khi người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, thay vì thực hiện tổng hợp, báo cáo số liệu dịch vụ công trực tuyến theo cách truyền thống như giai đoạn trước với số liệu được báo cáo lên có độ trễ và có thể có một số sai lệch nhất định, đến nay nền tảng giám sát cho phép Bộ TT&TT quan sát được thời điểm hiện tại đang có bao nhiêu người dân, doanh nghiệp vào Cổng dịch vụ công của 1 tỉnh bất kỳ, họ vào dịch vụ nào nhiều nhất, dịch vụ nào được nộp hồ sơ nhiều nhất. Ngoài ra, với nền tảng giám sát dịch vụ công trực tuyến, còn có thể đo được thời gian trung bình từ lúc nộp hồ sơ đến lúc trả hồ sơ là bao lâu. Nhờ có nền tảng số này, số liệu được báo cáo tức thời, chính xác nên sẽ không thể bị làm sai lệch, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành diễn ra nhanh chóng, phù hợp với tình hình thực tế.
Vân Anh
Tiếp nối TP.HCM và Quảng Ninh, Quảng Nam hướng đến chuyển đổi số toàn diện
Chiều 15/7, UBND tỉnh Quảng Nam và FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số