Nguồn gốc ngày Quốc tế Thiếu nhi có thể bạn chưa biết
Quốc tế Thiếu nhi 1/6 được biết đến là ngày Tết dành cho trẻ em. Đây là dịp trẻ được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thân. Tuy nhiên, lịch sử ra đời của ngày lễ này không phải ai cũng biết.
Ngày này bắt đầu từ một sự kiện diễn ra vào rạng sáng 1/6/1942. Lúc này, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em.
Tại đây, phát xít Đức đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung. 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi.
Liên đoàn muốn chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.
Thông thường, vào ngày này trẻ nhỏ sẽ nhận được quà, lời chúc mừng từ gia đình, thầy cô và tham gia những hoạt động vui chơi.
Ngoài ra, trẻ em còn được gia đình dẫn đi sắm quần áo mới, mua đồ chơi, đưa đi chơi. Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Nó nhắc nhở các bậc cha mẹ về ý thức, trách nhiệm yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em.
Lê Phương

Chế tài nào với cha mẹ trong những vụ tai nạn trẻ em?
Ở Việt Nam, khi trẻ em gặp tai nạn, trách nhiệm của cha mẹ dường như bị bỏ quên.
Kinh nghiệm hay liên quan khác
- Chàng trai du lịch vòng quanh thế giới suốt 10 năm
- Cuộc sống bên trong trại tị nạn, nhà container của người Việt rời Ukraine
- 43 tuổi, một lần 'lỡ' cùng bạn thân của vợ, tôi đau đớn tột cùng
- Chú rể đi ô tô đến gần nhà gái, nước ngập phải chèo thuyền hỏi vợ
- Cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần lớn nhất thế giới
- 'Thầy Công Ninh' tiết lộ cách tán đổ học trò kém 21 tuổi
- 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Mẹ đi xe máy 94 ngày, qua 25 quốc gia để thăm con
- Chồng lương thấp đưa 5 triệu/tháng, đọc tin nhắn anh gửi vợ cũ tôi rụng rời
- Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- Người phụ nữ béo nhất thế giới có ngoại hình bất ngờ sau 10 năm
- Con khóc, mẹ luống cuống lái xe lao xuống hồ
- 'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- Hầu hết đàn ông đều có những suy nghĩ này khi ngoại tình
- Những điều nên làm trong Tết Thanh minh
- Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh minh
- Mâm lễ cúng Tết Thanh minh đầy đủ, chi tiết
- Hàng nghìn con rắn quấn dày đặc trên cây ở miền Tây
- Phát hiện chồng ngoại tình trong căn biệt thự bỏ hoang
- Bài cúng Tết Thanh minh năm 2022
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

