Người mẹ phát hiện con mắc bệnh nguy hiểm nhờ vết đỏ trên cánh tay
"Đây là hiện tượng máu nhiễm độc, cần phải cấp cứu ngay chứ không chờ tới giờ bác sĩ mở cửa văn phòng", một bà mẹ có kinh nghiệm chia sẻ trên mạng xã hội của Australia.
"Tôi đã đắn đo không biết có nên đăng bài này hay không nhưng chồng tôi đã thuyết phục tôi. Anh ấy cũng không nhận ra bất thường đó và chắc chắn có những bậc cha mẹ cũng như vậy”.
Bệnh nhi 8 tuổi có thể phải trải qua quá trình điều trị lâu dài nếu mẹ không phát hiện ra vết thương trên da đã bị nhiễm trùng.
Đường màu đỏ nhỏ gần tĩnh mạch cảnh báo nguy cơ bệnh nguy hiểm
Một tuần trước, cậu bé ngã khi đi chơi ở sở thú và bị thương. Khi về tới nhà, người mẹ đã sơ cứu cho con khá ổn.
Khi cô tới trường để kiểm tra con có giữ phần bị trầy xước sạch sẽ hay không, cô phát hiện dấu hiệu lạ trên tay của con trai. Vết thương có vẻ không bị nhiễm trùng và không chảy mủ nhưng có đường màu đỏ dọc theo tĩnh mạch của cậu bé.
“Tôi cảm thấy mình lo lắng hơi quá mức khi đưa con đi khám. Nhưng khi bác sĩ nhìn thấy biểu hiện đó, anh ấy khen tôi đã sớm phát hiện và cho con tới kiểm tra”, người mẹ kể lại. Nếu vào viện chậm trễ, tình trạng sức khỏe của cậu bé có thể nghiêm trọng.
Cô chia sẻ: “Rất may là thuốc kháng sinh phát huy tác dụng và con tôi đã ổn định”.
Một số người khác cũng chia sẻ những câu chuyện tương tự dưới bài viết trên. Ngay cả những vết trầy xước nhỏ trên da hàng ngày do côn trùng cắn hoặc gai hoa hồng cũng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu.
"Tôi đã bị liệt tay do nhiễm trùng máu còn dì của tôi đã qua đời 12 giờ sau khi bị tình trạng đó", một tài khoản kể.
Nhiễm trùng máu có thể rất khó phát hiện, với triệu chứng ban đầu là một đường đỏ chạy dọc theo tĩnh mạch sau khi da bị rách.
Bệnh xảy ra do vi khuẩn, virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu, lan đi khắp cơ thể. Do đó, người bệnh có thể bị tổn thương các cơ quan như gan, thận, khiến cơ thể suy yếu nhanh, thậm chí nguy kịch tới tính mạng.
Sốt cao trên 38 độ C là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh nhân lại bị hạ thân nhiệt. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng máu có thể ớn lạnh, thở nhanh, đau nhức, tim đập nhanh, hạ huyết áp, da tím tái, mệt li bì, hôn mê.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 48,9 triệu ca nhiễm trùng máu, trong đó một nửa số bệnh nhân là trẻ em. Có 11 triệu người tử vong liên quan tới tình trạng này.
An Yên (Theo The Sun)

Loại virus xuất hiện cùng lúc với Covid-19 ở một số bệnh nhân
Virus hợp bào hô hấp rất dễ lây lan xuất hiện ở nhiều bệnh nhi nhiễm Covid-19 tại Mỹ.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

