Naver, Kakao yêu cầu Netflix trả tiền sử dụng mạng
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Đầu tư Naver Lee Hae Jin cho rằng, do họ đang phải trả tiền cho việc sử dụng băng thông, các doanh nghiệp ngoại quốc dùng nhiều nguồn lực mạng và dữ liệu hơn cũng nên trả khoản tương ứng cho ISP. Chỉ như vậy, cạnh tranh mới công bằng.
Theo Korea Times, Naver và Kakao phải trả từ 70 đến 100 triệu won cho ISP mỗi năm để sử dụng băng thông của họ. Nhà sáng lập Kakao Kim Beom Soo xác nhận điều này.
“Xét đến tranh cãi vì Google và Netflix được “đi nhờ” hạ tầng mạng ISP, do đây là quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và các công ty viễn thông nhiều hơn, tôi không biết con số chính xác nhưng mong muốn các nhà lập pháp làm điều gì đó đảm bảo cạnh tranh công bằng”, ông Kim nói.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) Han Sang Hyuk đáp lại, ông sẽ cố gắng tìm cách thiết lập các cơ sở pháp lý ràng buộc để yêu cầu các nhà cung cấp nội dung quốc tế như Netflix trả tiền cho ISP khi sử dụng băng thông.
Trung lập mạng là vấn đề “nóng” hàng đầu hiện nay. Netflix và các nhà cung cấp dịch vụ truyền phát nội dung khác cho rằng dịch vụ của họ giống với dịch vụ tiêu dùng do người dùng cuối trả tiền. ISP đã được đền bù bằng hóa đơn mạng hàng tháng của khách hàng.
Tuy nhiên, lập trường của các hãng viễn thông lại khác. Họ lập luận nhà cung cấp dịch vụ truyền phát nên trả thêm tiền cho mình vì dịch vụ của họ tạo gánh nặng lưu lượng dữ liệu lên mạng lưới. Song Netflix khẳng định sẽ là phân biệt đối xử nếu phải trả tiền cho ISP vì sử dụng mạng.
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ra lệnh cho các cơ quan chính phủ tìm ra những giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới trung lập mạng.
Du Lam (Theo Korea Times)
Nhà mạng kiện Netflix vì series phim bom tấn "Trò chơi con mực"
Một nhà mạng Hàn Quốc đã khởi kiện Netflix vì loạt phim bom tấn "Trò chơi con mực" được trình chiếu trên dịch vụ này khiến lưu lượng Internet tăng vọt, khiến nhà mạng này tốn nhiều chi phí để bảo trì.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số