Mỹ đề xuất ưu đãi 25% thuế cho sản xuất chất bán dẫn
Đề xuất được bảo trợ bởi Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Ron Wyden và các Thượng nghị sĩ thuộc lưỡng đảng bao gồm Mike Crapo, Mark Warner, Debbie Stabenow, John Cornyn và Steve Daines. Theo đó, đề xuất sẽ cung cấp “các ưu đãi thuế hợp lý cho mục tiêu cho sản xuất chất bán dẫn trong nước”.
Mỹ đề xuất ưu đãi 25% thuế cho sản xuất chất bán dẫn |
Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã phê duyệt nguồn ngân sách 52 tỷ USD cho việc sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn và thiết bị viễn thông. Trong đó, bao gồm 2 tỷ USD dành riêng cho việc sản xuất chip bán dẫn được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô, vốn đã bị thiếu hụt lớn và buộc phải cắt giảm sản lượng đáng kể trong thời gian qua.
Những người ủng hộ cho đề xuất ưu đãi này lưu ý rằng, tỷ trọng sản xuất chất bán dẫn và vi điện tử của Mỹ đã giảm xuống 12% từ 37% vào năm 1990.
Các thượng nghị sĩ cho biết có tới 70% chênh lệch chi phí sản xuất chất bán dẫn ở nước ngoài là do trợ cấp của nước ngoài.
Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ cho biết: “Mỹ không thể cho phép các chính phủ nước ngoài tiếp tục thu hút hoạt động sản xuất của các công ty ở nước ngoài, làm tăng rủi ro cho nền kinh tế của chúng ta”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết vào tháng trước rằng, khoản trợ cấp này có thể tạo ra 7 đến 10 nhà máy bán dẫn mới ở Mỹ.
Bà Raimondo dự đoán nguồn tài trợ của chính phủ sẽ tạo ra “hơn 150 tỷ USD” trong đầu tư vào sản xuất và nghiên cứu chip bán dẫn, bao gồm cả sự đóng góp của chính phủ liên bang và tiểu bang cũng như các công ty trong khu vực tư nhân.
Khoản ưu đãi thuế này có thể mang lại lợi ích cho Công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan, công ty đang xây dựng một nhà máy sản xuất bán dẫn trị giá 12 tỷ USD ở bang Arizona (Mỹ) và nhà sản xuất thiết bị sử dụng trong sản xuất chip bán dẫn NXP Semiconductors NV của Hà Lan, cũng như các công ty Mỹ khác như Intel Corp và Micron Technology Inc.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ đã lên tiếng ca ngợi đề xuất này và cho biết, họ sẽ “tăng cường sản xuất và nghiên cứu chip bán dẫn trong nước, vốn rất quan trọng đối với việc tạo việc làm, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ”.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Hãng chip hàng đầu Mỹ tiếp cận Nhật để tăng cường chuỗi cung ứng
Sau khi tập đoàn đúc bán dẫn khổng lồ TSMC của Đài Loan quyết định xây dựng một nhà máy bán dẫn tại Nhật Bản, công ty Micron Technology của Mỹ đã bày tỏ ý định bắt tay với các công ty Nhật Bản.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số