Meta sở hữu bốn mạng xã hội lớn nhất thế giới
Theo thống kê gần đây, hơn 4,5 tỷ người, tương đương 57% dân số toàn cầu, sử dụng mạng xã hội. Facebook hiện có khoảng 2,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU). Lượng người dùng nhiều nhất đến từ Ấn Độ với khoảng 350 triệu người, thứ hai là Mỹ (193,9 triệu) và thứ ba là Indonesia (142,5 triệu).
Tuy nhiên, Facebook không phải là gã khổng lồ duy nhất trong mạng lưới của Meta. WhatsApp có khoảng 2 tỷ người dùng hàng tháng, trở thành nền tảng lớn thứ hai của Meta và mạng xã hội lớn thứ ba trên toàn cầu.
Giống như Facebook, người dùng WhatsApp phần lớn ở Ấn Độ, với khoảng 390 triệu người dùng. Brazil ở vị trí thứ hai với 108 triệu.
Meta hiện thống trị toàn mạng xã hội, với tổng cộng 7,5 tỷ người dùng hàng tháng trên bốn nền tảng: Facebook, Messenger, Whatsapp và Instagram. Tuy nhiên, một số công ty khác cũng đạt mốc một tỷ MAU trên tất cả các nền tảng của họ.
Xếp sau Meta là Tencent công ty Trung Quốc sở hữu WeChat, Qzone và QQ. WeChat là nền tảng phổ biến nhất, trung bình người dùng WeChat gửi khoảng 45 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Đứng thứ ba trong danh sách là Alphabet, nhờ một nền tảng duy nhất là YouTube. Được thành lập vào năm 2005, YouTube hiện có hơn 50 triệu người sáng tạo nội dung, chia sẻ khoảng 500 giờ nội dung video mỗi phút.
Xếp sau Alphabet là Bytedance với tổng cộng 1.6 tỷ MAU trên hai nền tảng Douyin và TikTok. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, hai ứng dụng này lại hoạt động hoàn toàn riêng biệt với các chính sách đăng ký, nội dung và quy định khác nhau.
Mạng xã hội là ảo nhưng các quy định và ràng buộc là thật. Kể từ năm 2009, Facebook đã bị cấm ở Trung Quốc vì không tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt. Điều này cũng lặp lại ở Iran và Syria.
Vào năm 2020, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cấm TikTok, song lệnh này đã bị thẩm phán liên bang phản đối và cuối cùng bị bác bỏ một năm sau đó.
Bất chấp nhiều lệnh cấm và rào cản khác nhau, rõ ràng là các nền tảng mạng xã đã đi sâu vào cuộc sống của người dùng trên toàn cầu. Khi lượng truy cập Internet trên toàn thế giới tăng, số lượng người dùng mạng xã hội cũng vậy.
Hương Dung (Theo Visual Capitalist)
Anh yêu cầu công ty chủ quản của Facebook bán nền tảng ảnh động Giphy
Theo giới chức Anh, việc yêu cầu Facebook bán Giphy là nhằm bảo vệ hàng triệu người dùng mạng xã hội và thúc đẩy cạnh tranh, sáng tạo trong lĩnh vực quảng cáo số.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số