Lý do hiện nay nam giới vẫn chưa có thuốc tránh thai
Mới đây, các nhà khoa học ở Mỹ tiết lộ đang phát triển một loại thuốc tránh thai dành cho nam giới. Theo đó, dược phẩm này không chứa nội tiết tố, có hiệu quả 99% trong việc ngừa thai ở chuột. Việc thử nghiệm trên người có thể bắt đầu vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, khả năng phải mất tới 5 năm để thuốc có mặt ở thị trường.
Từ hàng nghìn năm trước, con người đã sử dụng các biện pháp để tránh thai. Họ dùng mọi thứ từ mật ong tới phân cá sấu để làm điều đó.
Trong suốt lịch sử, phần lớn trách nhiệm thuộc về phụ nữ. Ngày nay, họ là trung tâm của 3 trong số các hình thức kiểm soát sinh sản phổ biến nhất:
- Triệt sản (phẫu thuật)
- Uống thuốc viên (có chứa hormone ngăn ngừa thụ thai)
- Biện pháp tránh thai có thể đảo ngược kéo dài (vòng tránh thai, que cấy tránh thai).
Nam giới cũng đóng một vai trò nào đó trong việc tránh thai. Một số đeo bao cao su hoặc phẫu thuật triệt sản (thắt ống dẫn tinh).
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang gắng sức tìm kiếm thuốc tránh thai dành cho nam giới.
Ảnh minh họa: News
Khó khăn
Nghiên cứu cho thấy nhiều nam giới hoan nghênh việc lựa chọn thuốc tránh thai dựa trên hormone. Trong một khảo sát, có tới 83% cho biết, họ sẽ uống loại thuốc này. Nhưng việc tìm ra một loại thuốc như vậy diễn ra khá chậm chạp.
Dược phẩm này vừa phải an toàn, đáng tin cậy, hiệu quả vừa phải rẻ, dễ sử dụng, không có tác dụng phụ nghiêm trọng…
Việc kiểm soát sinh sản ở nam giới cũng rất phức tạp. Để một viên thuốc có tác dụng, các nhà khoa học cần phải làm ít nhất một trong những điều sau:
- Làm chậm hoặc ngừng quá trình tạo và hình thành tinh trùng
- Ngăn chặn tinh trùng rời khỏi cơ thể
- Làm chậm tinh trùng để ngăn chúng đến đích
- Giữ cho tinh trùng không thụ tinh với trứng
Nhiều loại thuốc được thử nghiệm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số là thuốc tiêm, không phải thuốc viên. Đó không phải là điều lý tưởng. Một số có khả năng gây ra các vấn đề cho gan hay phải uống hơn 1 lần mỗi ngày. Các tác dụng phụ như mụn trứng cá, tăng cân, thay đổi ham muốn tình dục và tâm trạng cũng có thể xảy ra.
Nhiều nhà sáng chế hướng tới hormone sinh dục nam testosterone, riêng lẻ hoặc kết hợp với các hormone khác, để tìm ra loại thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, giải pháp không dùng nội tiết tố đó cũng đang được tính đến.
Thậm chí, giới chuyên môn còn đưa ra một loại gel dựa trên hormone để thoa lên bắp tay mỗi ngày một lần, làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng mà chỉ có tác dụng phụ tối thiểu.
Một nghiên cứu lớn về sự kết hợp hormone tiêm đã cho thấy nhiều hứa hẹn vào năm 2016. Ngay cả khi có một số tác dụng phụ, 75% những người được phỏng vấn sau khi nghiên cứu cho biết họ sẽ sử dụng lại.
Một quy trình được gọi là Risug đã được phát triển trong nhiều thập kỷ ở Ấn Độ. Với phương pháp này, nam giới sẽ tiêm một lần chất có tác dụng lâu dài. Chất này đi vào ống dẫn tinh. Sau khi tiêm, tinh trùng không thể rời khỏi cơ thể.
An Yên (Theo Webmd)
Thuốc tránh thai cho nam giới hiệu quả 99%
Thuốc tránh thai dành cho nam được kỳ vọng có hiệu quả cao sẽ được thử nghiệm trên người vào cuối năm nay.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn