Lý do các tỷ phú công nghệ Trung Quốc tăng cường làm từ thiện
Từ khi bị Chính phủ Trung Quốc tăng cường giám sát, các tỷ phú công nghệ của nước này tích cực làm từ thiện hơn bao giờ hết – Bloomberg đưa tin.
Tỷ phú Lei Jun, nhà sáng lập kiêm CEO của Xiaomi - Ảnh: Bloomberg |
Trong ví dụ mới nhất, nhà sáng lập Lei Jun của hãng điện thoại thông minh Xiaomi tặng số cổ phiếu trị giá 2,2 tỷ USD cho hai quỹ từ thiện – thông tin niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông, nơi Xiaomi niêm yết, cho hay.
Trước đó, trong tháng 6, các nhà sáng lập Wang Xing của Meituan và Zhang Yiming của ByteDance đều có đợt từ thiện hết sức hào phóng. Tỷ phú Wang tặng 2,3 tỷ USD dưới dạng cổ phiếu cho quỹ từ thiện do ông sáng lập. Tỷ phú Zhang - người có 44,5 tỷ USD - rút hơn 77 triệu USD từ khối tài sản ròng cá nhân để trao tặng cho một quỹ giáo dục ở quê nhà của ông.
Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ từ tháng 11 năm ngoái, bằng việc buộc công ty công nghệ tài chính Ant Group của Jack Ma phải dừng vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) khổng lồ. Chiến dịch tăng cường kiểm soát này được xem là mở ra một thời kỳ mới đối với các tỷ phú công nghệ Trung Quốc, khi các quy chế đối với doanh nghiệp của họ bị siết lại trên mọi lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính, nền tảng Internet, cho tới an ninh mạng và niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
Ngoài ra, công chúng Trung Quốc cũng ngày càng lo ngại về bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội nước này. Trong một bài phát biểu vào tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói sự phát triển của nước này là “thiếu cân bằng” và “thịnh vượng chung” nên được xem là mục tiêu cao nhất.
“Không phải ngẫu nhiên mà các tỷ phú công nghệ Trung Quốc lại chứng tỏ mong muốn làm từ thiện mạnh mẽ vào lúc này”, Giám đốc đầu tư Brock Silvers của công ty đầu tư cổ phần tư nhân Kaiyuan Capital có trụ sở ở Hồng Kông nhận định. “Điều đó có thể xuất phát từ tình cảm yêu nước hoặc tâm hướng Phật, nhưng cũng có thể có mối liên hệ chặt chẽ với việc Bắc Kinh gần đây siết chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ lớn”.
Động thái làm từ thiện hồi tháng 6 của ông Wang - nhà sáng lập Meituan và sở hữu khối tài sản hơn 20 tỷ USD - diễn ra sau khi cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc tuyên bố điều tra công ty này.
Hồi tháng 4, tỷ phú Pony Ma - nhà sáng lập Tencent, người giàu thứ nhì Trung Quốc với khối tài sản 56,7 tỷ USD - cam kết dành 7,7 tỷ USD tiền công ty phục vụ việc giải quyết các vấn đề xã hội và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Theo VnEconomy/Bloomberg
Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ
Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền khiến các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số