Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol cho bệnh nhân Covid-19 tại nhà
Tôi là F0 tự điều trị tại nhà, do gặp phải tình trạng sốt cao kéo dài nên thường uống 2 viên paracetamol/lần. Xin hỏi bác sĩ, sử dụng thuốc với liều thế nào là đúng quy định? Trường hợp quá liều, tôi có gặp hệ lụy nào về sức khỏe hay không? (Phương Tuyền, 23 tuổi, TP.HCM).
Trả lời VietNamNet, TS.BS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh và Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, các khuyến cáo của Bộ Y tế đã nêu rõ, nếu bệnh nhân Covid-19 sốt trên 38,5 độ, có thể dùng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng để hạ sốt. Khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4-6 tiếng.
Ví dụ, nếu cân nặng của bạn khoảng 50kg thì uống 1 viên nén paracetamol hàm lượng 500mg/lần. Nếu cân nặng cao hơn, khoảng 70-80kg, có thể uống 2 viên paracetamol 500mg/lần. Lưu ý, một ngày không nên uống quá 4 viên.
Đối với trẻ em sốt trên 38,5 độ, có thể cho bé uống paracetamol dạng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống, hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg. Nguyên tắc cũng là 10-15mg/kg/lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4-6 tiếng, ngày dùng không quá 4 lần.
Theo bác sĩ Điền, biên độ giữa liều điều trị đến liều độc của thuốc paracetamol khá rộng, nên người cơ địa bình thường phải dùng liều rất cao mới có thể xảy ra ngộ độc. Trường hợp sơ suất chồng liều, khoảng cách giữa 2 liều dày hơn không đáng kể so với khuyến cáo sẽ không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử bệnh gan (như viêm gan mạn tính tiến triển) hoặc cơ địa mẫn cảm với paracetamol, dùng liều cao hơn khuyến cáo sẽ có nguy cơ ngộ độc paracetamol dẫn tới viêm gan, tăng men gan,…
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân Covid-19 khi dùng thuốc tự điều trị tại nhà cần tuân thủ theo liều đã được hướng dẫn.
Bên cạnh sử dụng paracetamol, người bệnh nên áp dụng thêm những biện pháp cơ học giúp hạ nhiệt, như lau mát cơ thể bằng nước ấm, lấy khăn ấm chườm, uống bù nước và điện giải, nới lỏng quần áo,… “Việc kết hợp nhiều biện pháp bên cạnh uống thuốc sẽ giúp hạ sốt hiệu quả”, bác sĩ Điền nhấn mạnh.
Thông thường, tình trạng sốt do mắc Covid-19 chỉ kéo dài từ 1-3 ngày. Khi sốt kéo dài quá lâu, bạn có thể đã bị bội nhiễm vi khuẩn, bội nhiễm nấm hoặc mắc các bệnh lý khác kèm theo Covid-19.
“Nếu dùng thuốc paracetamol và áp dụng tất cả các biện pháp hạ sốt như đã khuyến cáo nhưng vẫn sốt dai dẳng, bệnh nhân cần liên hệ ngay với lực lượng y tế để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời, không nên tiếp tục tự điều trị”, bác sĩ lưu ý.
Quỳnh Anh

Cách đo chỉ số SpO2 chuẩn cho trẻ mắc Covid-19
Theo bác sĩ Vũ, nếu trẻ quấy khóc, không ngồi yên sẽ dẫn đến chỉ số đo SpO2 không đúng.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

