Loại vắc xin chống lại biến thể Delta hiệu quả nhất
Hiện tại, 31,4% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19 và 23,6% được tiêm chủng đầy đủ. Mỗi ngày, có tổng cộng 35,64 triệu liều được tiêm. Tuy nhiên, chỉ 1,3% người dân ở các nước thu nhập thấp đã tiêm ít nhất 1 liều.
Không vắc xin nào hiệu quả 100%, nhưng các loại hiện nay đã được chứng minh có thể ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện.
Vắc xin là chìa khóa quan trọng ngăn ngừa bệnh nhân Covid-19 trở nặng
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ phát hiện ra rằng vắc xin Pfizer chỉ có 42% hiệu quả chống lại chủng Delta. Trong khi đó, vắc xin Moderna vượt trội hơn với hiệu quả 76% trước biến thể Delta.
Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic đánh giá: "Các thử nghiệm lâm sàng và khảo sát thực tế đã khẳng định tính hiệu quả và an toàn của của vắc xin. Tuy nhiên, ghi nhận về những ca Covid-19 ở người đã chủng ngừa và sự xuất hiện dai dẳng của các biến thể mới cho thấy sự cần thiết phải theo dõi hiệu quả của các loại vắc xin này".
Các chuyên gia đã thu thập dữ liệu của 25.000 cư dân bang Minnesota (Mỹ) từ tháng 1 đến tháng 7/2021.
Trong 6 tháng đầu tiên, vắc xin đạt hiệu quả cao, có khả năng bảo vệ cơ thể khoảng 90% trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Nhưng sang tháng 6, hiệu quả của vắc xin bắt đầu giảm và tháng 7 giảm sâu hơn khi chủng Delta trở nên phổ biến ở Mỹ.
Vào tháng 5, chỉ có 0,7% ca nhiễm ở bang Minnesota liên quan tới biến thể Delta. Nhưng sang tháng 6, con số này đã lên tới 70%.
Các chuyên gia nhấn mạnh mặc dù các ca bệnh ở người đã tiêm chủng gia tăng, vắc xin vẫn ngăn ngừa được các trường hợp trở nặng phải nhập viện.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Israel cũng cho thấy, vắc xin Pfizer kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta so với chủng gốc và các biến thể khác. Hiệu quả trong việc ngăn chặn các trường hợp nhiễm Delta có triệu chứng giảm xuống còn 64%.
Nhưng vắc xin trên vẫn có hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy sau 1 liều, vắc xin Pfizer có 36% hiệu quả chống lại bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta. Chỉ số này ở vắc xin AstraZeneca là 30%.
Bộ Y tế Israel đã công bố thống kê trên sau khi tình trạng nhiễm Covid-19 gia tăng. Hiện nước này đã có hơn 62% dân số tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Người phát ngôn của hãng Pfizer từ chối bình luận về dữ liệu từ Israel. Nhưng người này trích dẫn nghiên cứu khác cho thấy các kháng thể tạo ra từ vắc xin vẫn có thể vô hiệu hóa nhiều biến thể, bao gồm cả Delta, mặc dù mức độ giảm.
An Yên (Theo The Sun, Medrxiv)

Dự đoán của các chuyên gia về đại dịch Delta
Các nhà khoa học nhận định khó đạt được miễn dịch cộng đồng, con người sẽ phải sống chung với Covid-19 và cần tiêm mũi vắc xin bổ sung.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

