Jeff Bezos đối mặt rủi ro gì khi bay vào vũ trụ?

11/06/2021
11 phút bay vào vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos không phải an toàn tuyệt đối với những người đang mong chờ những chuyến du lịch vào không gian.

Du lịch vòng quanh thế giới đã là điều xưa như Trái đất, các tỷ phú giờ đây chuyển hướng sang du lịch ngoài không gian. Jeff Bezos và em trai Mark Bezos sẽ là những người tiếp theo thực hiện hành trình độc nhất vô nhị này dù không phải phi hành gia.

Cả hai sẽ bắt chuyến xe mang tên New Shepard, một con tàu vũ trụ cất hạ cánh thẳng đứng, đi lên một độ cao 100km so với mực nước biển và bắt đầu bước vào trạng thái không trọng lực. 

Tóm tắt quá trình này là tên lửa đẩy sẽ đưa cả hai lên không gian và cabin chứa hành khách tách ra, cho anh em Bezos một khoảng thời gian ngắn ngủi ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của Trái đất. 

Sau  đó, cabin rơi xuống đến một độ cao nhất định sẽ tự động bung dù để giảm độ cao và hạ cánh xuống một địa điểm được xác định từ trước.

Rủi ro ở đâu?

New Shepard là một tàu chở khách hoàn toàn tự động, không có người lái và cũng chưa từng có tai nạn nào xảy ra ở 15 lần phóng thử trước đó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với sự an toàn tuyệt đối.

Các chuyến bay ngoài không gian không phải chịu ma sát mạnh với bầu khí quyển như khi hạ cánh trở lại Trái Đất. Khi trở lại hành tinh xanh, con tàu New Shepard lúc này phải chịu một áp lực lên tới 4,5 Gs (tương đương 158kmh/s) trong khi nhiệt độ bên ngoài con tàu lên tới 1.926 độ C. 

Tốc độ và áp suất ở bầu khí quyển Trái Đất khiến cho không thứ gì sống được ở độ cao 15km so với mực nước biển mà không có đồ du hành vũ trụ, trong khi anh em nhà Bezos ở độ cao trên 100km. 

Rủi ro Jeff Bezos phải đối mặt khi bay lên trời là gì?
Mô phỏng quá trình cất và hạ cánh của con tàu New Shepard với hai hành khách Jeff Bezos và Mark Bezos. 

Tất nhiên, con tàu du hành giúp các hành khách an toàn bên trong, chừng nào còn giữ được áp suất. New Shepard còn được thiết kế một hệ thống khoang phóng khẩn cấp để hành khách thoát ra ngoài như trong các bộ phim hành động của Mỹ. Một tính năng an toàn khác giúp cabin đáp đất an toàn kể cả khi hệ thống dù không bung ra. 

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo tất cả chức năng này đều hoạt động chính xác 100%. Dù các chuyến bay ở quỹ đạo tầm thấp ít rủi ro hơn trên quỹ đạo Trái Đất, vẫn có khả năng chết người xảy ra.

Rủi ro Jeff Bezos phải đối mặt khi bay lên trời là gì?
Anh em nhà Bezos đã chán du lịch trên Trái đất.

Một vụ tai nạn như vậy đã xảy ra vào năm 2014 với con tàu của Virgin Galactic. Lái phụ khi đó đã cố gắng khởi động hệ thống cánh lái để cân bằng trọng lực. Nhưng không may cánh lái lại tạo ra lực cản khiến con tàu bị xé toạc thành nhiều mảnh và giết chết một phi công.

Công ty Blue Origin của Jeff Bezos chưa từng gặp tai nạn tương tự, song như người trong ngành này vẫn thường nói với nhau: không gian là vô định. Bezos phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra và trong trường hợp này vị tỷ phú 57 tuổi cảm thấy điều này là xứng đáng.

Phương Nguyễn (Theo CNN)

Tỷ phú Jeff Bezos sắp bay vào vũ trụ cùng em trai

Tỷ phú Jeff Bezos sắp bay vào vũ trụ cùng em trai

Jeff Bezos sẽ bay vào vũ trụ trên chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của tàu vũ trụ New Shepard dùng tên lửa do Blue Origin phát triển.

Tin công nghệ liên quan khác