Giáo sư Harvard bắt đầu tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Avi Loeb, nhà vật lý thiên văn đại học Harvard, cho rằng Oumuamua, vật thể liên sao đầu tiên từng được quan sát, là tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh. Ông vừa công bố dự án mang tên Galileo Project, đặt theo tên nhà thiên văn học người Italy vào ngày 26/7 để tìm kiếm các bằng chứng vật lý, công nghệ và nền văn minh ngoài hành tinh.
Oumuamua có dấu hiệu đang tăng tốc rồi mất hút khi đi ngang Trái Đất vào năm 2017. Từ đó, Loeb quyết định tìm kiếm sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất, dù hầu hết đồng nghiệp ông cho rằng đây chỉ là một tảng đá không gian, sao chổi hoặc mảnh vụn từ một hành tinh nhỏ.
Avi Loeb, nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý thiên văn và vũ trụ. Ảnh: Town Hall Seattle. |
"Việc này giống như một chuyến đi câu, chúng ta sẽ bắt tất cả mọi thứ, bao gồm các vật thể gần Trái Đất, lơ lửng trong bầu khí quyển hoặc những vật kỳ lạ đến từ bên ngoài hệ Mặt Trời", Loeb cho biết.
Dự án Galileo có mức đầu tư 1,75 triệu USD, được ít nhất 4 nhà từ thiện góp tiền, sẽ sử dụng một mạng lưới kính viễn vọng trên Trái Đất cho việc tìm kiếm.
Cuộc săn tìm trước khi vật thể đi ngang Trái Đất
Vào thời điểm các nhà thiên văn phát hiện Oumuamua, do khả năng quan sát của một số kính thiên văn trên mặt đất và kính thiên văn trong không gian còn hạn chế, họ chỉ có vài tuần để nghiên cứu vật thể với kích thước bằng một toà nhà chọc trời này. Khi đó, nó đã gần bay mất với vận tốc khoảng 315.000 km/giờ.
Ảnh minh họa Oumuamua bay qua hệ mặt trời vào năm 2017. Ảnh: NASA. |
Nhiều người bắt đầu hoài nghi về sự tồn tại cũng như xuất thân của vật thể này. Trong cuốn sách Loeb xuất bản vào tháng 1, ông mô tả Oumuamua là hiện vật của một nền văn minh ngoài hành tinh đã tuyệt chủng hoặc thiết bị ngoài Trái Đất đang hoạt động.
"Vật thể này rất dị thường, khiến chúng ta phải chú ý tới nó", Leob nói thêm.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một vật thể liên sao thứ 2, sau sự xuất hiện của Oumuamua 2 năm, là sao chổi mang tên 2I/Borisov.
Với dự án Galileo, Loeb cùng 14 nhà nghiên cứu khác dự định sẽ sử dụng kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii và kính thiên văn rộng 8 mét đang được xây dựng tại đài quan sát Vera C. Rubin tại Chile.
Tòa nhà kính thiên văn khảo sát khái quát lớn tại đài quan sát Vera Rubin ở Cerro Pachón, Chile. Ảnh: Wikimedia. |
Theo Frank Laukien, đồng sáng lập dự án Galileo, việc phát hiện sớm có thể cho phép nhà khoa học gửi tàu thăm dò tới những vật thể này.
"Chúng ta sẽ có được thông tin sớm hơn ở lần tiếp theo, từ đó có thể tiếp cận hoặc hạ cánh lên chúng", Laukien nói.
Tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài Trái Đất
Dự án Galileo sẽ là tài liệu bổ sung cho viện SETI, nơi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất bằng kính thiên văn vô tuyến. Nhưng theo Leob, dự án của ông sẽ tìm kiếm bằng chứng vật lý về các nền văn minh ngoài hành tinh, thay vì tín hiệu vô tuyến.
Loeb cũng có kế hoạch kiểm tra các hiện tượng trên không không xác định (UAP) trong bầu khí quyển Trái Đất.
Ảnh từ cảnh quay của Hải quân về các hiện tượng trên không không xác định. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ. |
Vào tháng 6, các quan chức tình báo Mỹ đã công bố báo cáo gồm 144 sự cố từ năm 2004 về việc nhiều quân nhân đã gặp phải UAP, tới nay vẫn chưa có lời giải. Tuy nhiên, một trong số đó là hiện tượng quả bong bóng xì hơi.
"Đây là một sự thừa nhận bất thường từ chính phủ về sự tồn tại bí ẩn của các vật thể trên bầu trời", Loeb nói.
Bên cạnh đó, Loeb hy vọng những hình ảnh về UAP trong tương lai sẽ có độ phân giải cao hơn bằng cách tạo ra một mạng lưới kính viễn vọng 1 m khắp thế giới. Mỗi chiếc kính này trị giá 500.000 USD, có khả năng phát hiện chi tiết nhỏ 1 mm trên một người cách đó 1,6 km.
Ngoài ra, nhóm Galileo có kế hoạch công khai dữ liệu nhằm khuyến khích nhiều nhà khoa học khác tham gia vào cuộc tìm kiếm.
"Việc tìm kiếm những sự sống khác trên vũ trụ sẽ giúp chúng ta trưởng thành, nhận ra rằng mình không hoàn hảo, có thể một trí thông minh vượt xa loài người đang tồn tại ngoài kia", Loeb chia sẻ.
Theo Zing/Insider
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số