Gian hàng Việt Nam tại ITU Digital World thể hiện một Việt Nam số kiên cường
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian hàng Việt Nam tại ITU Digital World 2021. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Covid-19 là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số
Chủ đề “Resilient Digital Viet Nam” thể hiện tinh thần vươn lên trong mọi tình huống, không đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào và đi ra thế giới. Đồng thời, còn thể hiện Việt Nam chinh phục không gian phát triển mới - Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên nền tảng công nghệ số, chuyển đổi số và nền tảng văn hoá, truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là chủ đề chính xuyên suốt toàn bộ gian triển lãm của Việt Nam với hình tượng chim Lạc đưa Việt Nam bay vào vũ trụ.
Thông điệp này cũng thể hiện Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng chuyển đổi, thích ứng với mọi biến chuyển của thời đại, nhìn ra những điểm sáng để biến nguy thành cơ. Việt Nam có khát vọng mãnh liệt, phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc, để có thể sánh vai cùng bạn bè năm châu. Việt Nam sẵn sàng hợp tác, sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng kết nối cùng bạn bè quốc tế để cùng nhau xây dựng một thế giới số.
Bộ TT&TT cho hay, thế giới đều thay đổi sau đại dịch. Phong tỏa, giãn cách, giới nghiêm… khiến mọi hoạt động không còn giống như trước. Đây là lúc chuyển đổi số trở thành thước đo sức mạnh và năng lực của một quốc gia. Covid-19 là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển số một tháng bằng nhiều năm.
Nhằm thích ứng với tình hình đại dịch: phòng chống dịch, tạo nền tảng cho phục hồi kinh tế nhanh, phát triển bền vững sau đại dịch, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đã ban hành chiến lược về chuyển đổi số với mục tiêu thúc đẩy các ứng dụng số, doanh nghiệp số và hướng tới quốc gia số. Chính phủ cũng đưa ra chiến lược Make in Vietnam thúc đẩy người Việt làm chủ công nghệ, giải quyết các bài toán Việt Nam từ đó đi ra toàn cầu. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam hoàn thành xây dựng Chính phủ số, kinh tế số chiếm 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử.
Trong đại dịch, người dân sử dụng Internet nhiều hơn nhằm duy trì cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Chúng ta làm việc ở nhà, họp online, học online, đi chợ qua mạng… thường xuyên hơn. Giãn cách, phong tỏa buộc mỗi người phải tự học hỏi, cập nhật xu hướng công nghệ mới để đáp ứng tối thiểu những nhu cầu cá nhân và công việc của mình. Cách người dân du lịch, gửi hàng hóa, thưởng thức những bữa ăn ở nhà hàng yêu thích, thuê nơi ở hay thậm chí khám chữa bệnh… cũng không giống như những gì đã làm từ trước đến nay.
Mặc dù kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn giảm sâu do đại dịch thì trong năm 2020, Việt Nam giữ vững tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt 2,91%. Cùng với Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay. Quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong Top 40 nền kinh tế lớn trên thế giới.
Tất cả những thay đổi đó tạo nên cơ hội chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số là vắc xin để chiến thắng đại dịch. Công nghệ số cùng Việt Nam kiên cường vượt qua đại dịch, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Ý tưởng và thiết kế độc đáo
Vietnam National Pavilion tại ITU Digital World 2021 được hình tượng hóa như một “Con thuyền không gian số” có hình dáng “Chim lạc” mang ý nghĩa sự chuyển dịch của thời đại mới, phương tiện mới, khám phá những không gian kết nối mới, tư duy mới trên nền tảng truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc.
Chim lạc vươn lên cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời. Chim lạc tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách. Hình ảnh chim lạc là thông điệp ngàn xưa vọng lại cho chúng ta mạch lạc và lãng mạn.
Vietnam National Pavilion tại ITU Digital World 2021 được hình tượng hóa như một “Con thuyền không gian số” có hình dáng “Chim lạc” |
Lấy cảm hứng từ con thuyền mang hình ảnh chim lạc tên “Resilient Digital Viet Nam” bay vào vũ trụ dưới sự dẫn dắt của Chính phủ và đồng hành của các doanh nghiệp, Không gian triển lãm Việt Nam, được chia làm 3 phân khu trải nghiệm: (1) Hall Center; (2) Cloud Studio; (3) Products Center.
Gian hàng Việt Nam tại ITU Digital World thể hiện một Việt Nam kiên cường |
Khu vực Hall Center được trình bày theo ý tưởng Vietnam: Think big truyền tải thông điệp về tư duy và tầm vóc của Việt Nam. Việt Nam lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhận thức của chính chúng ta. Nhận thức của chúng ta lớn đến đâu thì tầm vóc của chúng ta lớn đến đó. Các chủ đề gồm: Việt Nam: nghĩ lớn; Việt Nam số kiên cường; Nền tảng là chìa khóa chuyển đổi số; Chính phủ dẫn dắt; Niềm tin vào công nghệ; Tại sao Việt Nam sẽ được thảo luận tại khu Đại sảnh.
Trong khu vực Cloud studio thể hiện thông điệp Digtal Vietnam (Việt Nam số): Hành trình tới tương lai là một trải nghiệm cùng chim lạc cất cánh, xuyên qua đám mây, chinh phục không gian mới, rộng mở. Lần đầu tiên Nghị quyết Đại hội Đảng nêu lên khát vọng Việt Nam trở thành nước phát triển, phồn vinh, hạnh phúc và con đường đi chủ yếu là đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Với vai trò dẫn dắt, Chính phủ Việt Nam đã hành động. Chính phủ hành động bằng cách thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thông qua việc hoàn thiện thể chế cho cái mới và xác định tầm nhìn cho cái mới. Chính phủ đã ban hành các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, về Chính phủ số. Chính phủ sẽ sớm ban hành Chiến lược quốc gia về hạ tầng số, về kinh tế số và xã hội số.
Trong khu vực Cloud studio thể hiện thông điệp Digtal Vietnam (Việt Nam số) |
Tại khu vực Products Center trình diễn sản phẩm Make in Viet Nam, là một lời hiệu triệu các doanh nghiệp công nghệ số cùng sáng tạo, làm chủ công nghệ với Make in Viet Nam. 12 sản phẩm tiêu biểu Make in Viet Nam là minh chứng cho giá trị của công nghệ số, giải những bài toán khó của đất nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại và ứng phó với đại dịch Covid-19.
Các sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khẳng định năng lực sáng tạo sản phẩm dịch vụ công nghệ số tiên tiến của người Việt Nam, khả năng giải quyết kịp thời và hiệu quả các bài toán lớn của đất nước và năng lực chinh phục thị trường nước ngoài.
Nguyễn Thái
Thủ tướng: Không quốc gia nào có thể đứng ngoài chuyển đổi số
Tại Hội nghị Bộ trưởng ITU, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, công cuộc chuyển đổi số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số