F0 khỏi Covid-19 vẫn ho kéo dài có nguy hiểm?
Gia đình tôi có 2 vợ chồng là F0. Quá trình mắc Covid-19, tôi bị sốt, ho có đờm, người mệt mỏi, đến ngày thứ 4 các triệu chứng giảm, người đỡ mệt hơn. 1 tuần sau, tôi có kết quả âm tính. Tuy nhiên hiện tại đã hơn 1 tuần tiếp theo, tôi vẫn còn các triệu chứng ho dai dẳng, ho khá nhiều về đêm. Tôi rất lo lắng liệu vấn đề này có nguy hiểm không và tại sao tôi đã âm tính rồi vẫn còn ho, thưa bác sĩ?
Độc giả Lê An (Hà Nội)
Nguyên nhân gây ho khi nhiễm virus cấp nói chung và nhiễm Covid-19 nói riêng thường do ái lực của các loại virus này với đường hô hấp. Chúng thường xâm nhập bắt đầu từ hầu họng sau đó lan xuống phế quản phổi. Tại đây, chúng phát triển nhân lên và gây ra các phản ứng viêm. Các phản ứng viêm tiết ra các chất trung gian hoá học và có thể làm tổn hại các tế bào lớp niêm mạc đường hô hấp.
Ho có thể do phản ứng của cơ thể với chất trung gian hoá học này hoặc do tổn thương lớp niêm mạc đường hô hấp làm “lộ” các đầu mút dây thần kinh (ho) nên chỉ một kích thích nhỏ cũng gây ra một cơn ho.
Đa số ho do virus thường không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp có thể gây ra bội nhiễm vi khuẩn một số trường hợp ho nặng và có đờm có thể phải dùng kháng sinh (do vậy việc dùng kháng sinh nên có được sự tư vấn của bác sĩ).
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng còn ho sau khi âm tính với Covid-19:
- Do phản xạ tống xuất đào thải “xác” virus còn tiếp tục
- Niêm mạc đường hô hấp đã liền sau viêm nhưng hình thành “sẹo” vẫn dễ gây kích thích vào đầu mút dây thần kinh nên một kích thích nhỏ đã gây ra cơn ho.
- Do trào ngược dạ dày - hậu quả của việc dùng thuốc trước đó gây tổn thương dạ dày.
- Do có tổn thương xơ của phế quản phổi.
- Do các yếu tố tiền sử có hen suyễn
Hầu hết ho sau Covid-19 không cần dùng thuốc. Bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng với các bài tập làm tăng dung tích phổi (bạn có thể tham khảo các bài tập hướng dẫn trên YouTube). Bạn có thể dùng các thuốc ho thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như ngậm chanh mật ong.
Bạn nên đi khám khi có dấu hiện đau tức ngực khó thở và kiểm tra chỉ số SpO2 thấp hơn bình thường (< 96%) hoặc ho kéo dài trên 3-4 tuần.
Bác sĩ Hoàng Sơn (Nhóm Bác sĩ Hỗ trợ F0 tại nhà)

4 loại cháo giảm triệu chứng ho, sốt, tăng đề kháng cho F0 tại nhà
F0 tại nhà có thể sử dụng các loại cháo dưới đây để tăng đề kháng, giảm triệu chứng sốt ho, ớn lạnh, mệt mỏi, mau chóng phục hồi sức khỏe.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

