Elon Musk tiết lộ bất ngờ về mục tiêu của Starlink
Cho đến nay, chùm vệ tinh quỹ đạo thấp Starlink đã có hơn 1.500 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo để cung cấp kết internet băng rộng tốc độ cao cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Elon Musk trong bài phát biểu quan trọng qua hội nghị truyền hình tại Triển lãm Mobile World Congress ở Barcelona vào ngày 29/6/2021. |
Số liệu cho thấy, đã có hơn 69.000 khách hàng đăng ký lắp đặt các trạm mặt đất ở 12 quốc gia và công ty đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng ra toàn thế giới trong tháng tới, ngoại trừ cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho rằng, không hết tiền là điều quan trọng hàng đầu.
“Mục tiêu của chúng tôi là không bị phá sản”, ông Elon Musk nói tại hội nghị Thông tin di động thế giới (Mobile World Congress) ở Barcelona và thừa nhận rằng, tất cả những nỗ lực trước đây nhằm xây dựng một mạng internet dựa trên vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái đất đã kết thúc trong thất bại, phá sản hoặc chuyển sang một mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng.
SpaceX bắt đầu phóng vệ tinh cho mạng Starlink vào năm 2019 và đã đạt được tốc độ triển khai nhanh chóng, chỉ trong 6 tháng qua đã phóng hơn 780 vệ tinh vào quỹ đạo.
Chương trình cung cấp dịch vụ internet băng rộng bằng chùm vệ tinh Starlink được cho là tách biệt với chương trình Dragon của SpaceX, nhằm đưa người và hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế và chương trình Starship, nhằm một ngày nào đó đưa con người lên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa, hoặc đưa các vệ tinh lớn vào quỹ đạo. Mặt khác, chùm vệ tinh Starlink là bước đột phá đầu tiên của SpaceX vào thị trường vệ tinh.
Với ý tưởng sử dụng hàng nghìn vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo thấp của Trái Đất (độ cao dưới 1.000 km so với Trái Đất) để cung cấp dịch vụ internet băng rộng vệ tinh tốc độ cao cho toàn thế giới. Với khoảng một nửa dân số thế giới vẫn chưa có truy cập internet đáng tin cậy, ý tưởng này có thể làm thay đổi cuộc chơi. Nhưng nó không phải là không có thách thức.
Theo ông Elon Musk, mặc dù có nhu cầu mạnh mẽ đối với các dịch vụ của Starlink và hứa hẹn sẽ có những đánh giá ban đầu, nhưng hoạt động kinh doanh internet vệ tinh thử nghiệm của SpaceX không nằm ngoài khả năng tài chính. Ông nói rằng, các thiết bị đầu cuối người dùng mà khách hàng của Starlink cần để truy cập mạng làm tiêu tốn của SpaceX khoảng 1.000 USD, trong khi công ty đang bán chúng với giá 500 USD.
“Rõ ràng, việc bán thiết bị đầu cuối với giá bằng một nửa không phải là siêu hấp dẫn ở quy mô hàng triệu USD. Chúng tôi đang nghiên cứu các thiết bị đầu cuối thế hệ tiếp theo với chi phí thấp hơn nhiều,” ông Elon Musk cho biết thêm.
Rất lâu trước khi SpaceX bắt đầu xây dựng chùm vệ tinh Starlink và cho phép những người thử nghiệm beta bắt đầu sử dụng dịch vụ, các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo rằng, việc phát triển thiết bị đầu cuối cho người dùng giá cả phải chăng sẽ là một trong những rào cản công nghệ khó khăn nhất mà SpaceX phải vượt qua.
Trong những năm 1990, một số liên doanh được tài trợ tốt đã cố gắng xây dựng các chùm vệ tinh tương tự như Starlink. Tất cả đều thay đổi kế hoạch, phá sản hoặc thanh lý sau khi nhận ra rằng nó sẽ không thực tế hoặc quá đắt.
SpaceX cho đến nay là công ty đầu tiên và lớn nhất trên thế giới trong việc xây dựng chùm vệ tinh. Elon Musk cho biết, ông hy vọng dịch vụ internet vệ tinh sẽ có 500.000 khách hàng trong vòng 12 tháng tới.
Nhu cầu mạnh mẽ đó có đáp ứng được hay không sẽ rất quan trọng đối với SpaceX. Musk cho biết, ông dự kiến sẽ đầu tư từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD vào Starlink trước khi hoạt động kinh doanh có lãi. Ngay cả sau đó, SpaceX sẽ phải tiếp tục đầu tư rất nhiều để cạnh tranh với dịch vụ internet mặt đất hoặc di động.
Theo thời gian, khoản đầu tư của SpaceX vào Starlink có thể tăng lên 20 tỷ USD hoặc 30 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk nói.
Phan Văn Hòa(theo CNN)
Internet vệ tinh của Elon Musk có thể phủ sóng toàn cầu vào tháng 9
Trong một tuyên bố vừa được đưa ra, bà Gwynne Shotwell - Chủ tịch của SpaceX cho biết, chùm vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk dự kiến có thể phủ sóng toàn cầu vào tháng 9 tới.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số