Da bụng người phụ nữ teo lõm, loang lổ sau khi tiêm mờ sẹo ở spa
Sau khi sinh nở, chị T.L. (40 tuổi, Hà Nội) có vết sẹo mổ đẻ ngang bụng dài khoảng 5 cm nhăn nheo, gây mất thẩm mỹ. Chị đã đến Bệnh viện E nhờ các bác sĩ tư vấn làm mờ sẹo để tự tin hơn trong cuộc sống. Sau khi thăm khám, bác sĩ khuyên chị L. bôi kem mờ sẹo trong 1 tháng, sau đó quay lại kiểm tra.
Tuy nhiên, do quá nóng vội muốn mờ sẹo nhanh, người phụ nữ đã nghe lời bạn bè giới thiệu, tới spa để tiêm corticoid vào vùng da sẹo này. Sau tiêm, da bụng chị L. bất ngờ bị teo, lõm, xuất hiện đốm trắng mốc loang lổ. Chị rơi vào trạng thái căng thẳng, stress tột độ, không dám để lộ vùng bụng với chính chồng mình. Bệnh nhân đã quay trở lại Bệnh viện E lần hai để xin tư vấn.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết đã chỉ định bệnh nhân dừng việc dùng thuốc corticoid làm mờ sẹo, chờ một thời gian để thuốc hết tác dụng.
Theo bác sĩ, corticoid đường tiêm có tác dụng giảm sự phát triển của sẹo, chỉ dùng với sẹo lồi. Nếu tiêm thuốc này vào da lành, tổ chức mỡ sẽ bị phá huỷ dẫn đến tình trạng teo, lõm da.
![]() |
Da bụng của chị L. bị teo, lõm, xuất hiện đốm trắng mốc loang lổ sau tiêm corticoid - Ảnh: BSCC |
Với trường hợp tai biến thẩm mỹ trên, bác sĩ Minh nhận định vùng da tiêm corticoid của bệnh nhân đã bị teo vĩnh viễn, không thể hồi phục. Bác sĩ chỉ định cắt bỏ toàn bộ vùng da tổn thương rồi khâu ở khu vực da lành. Tuy nhiên, cách làm này chỉ khắc phục được một phần tổn thương.
Bác sĩ khuyến cáo, các spa chỉ có chức năng chăm sóc da, thực hiện thủ thuật không xâm lấn, không có chức năng cung cấp các dịch vụ y tế (các dịch vụ từ tiêm, truyền cho tới can thiệp có xâm lấn). Những thủ thuật tưởng đơn giản như tiêm filler, chất làm đầy, căng chỉ thẩm mỹ,… thực tế có thể gây hệ lụy rất nguy hiểm. Bởi vậy, người dân nếu có nhu cầu nên tới các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để xin tư vấn, tránh “tiền mất tật mang”.
Quỳnh Anh

Ghép gan thành công cho bé 5 tuổi bị ung thư nguy kịch
Bệnh nhi tiên lượng tử vong sớm nếu không còn phương pháp nào điều trị. Các bác sĩ cho biết, ghép gan là lựa chọn duy nhất để chữa trị cho bé.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

