Con trộm Bitcoin, phụ huynh ra hầu toà
Vào tháng 1/2018, Andrew Schober, đến từ Colorado, Mỹ bị lấy cắp 16,4 Bitcoin, tương đương 780.000 USD theo giá hiện tại.
Sau khi chi trả khoảng 10.000 USD thuê thám tử tư, anh quyết định kiện phụ huynh của 2 nghi phạm. Cả hai là sinh viên người Anh theo học ngành khoa học máy tính và chưa đến tuổi trưởng thành vào lúc xảy ra sự việc.
Clipper là loại malware đơn giản nhưng hiệu quả. Ảnh: Getty. |
Schober cho biết anh đã bấm vào một đường dẫn tải ví tiền mã hoá có tên Electrum Atom và vô tình nhiễm clipper. Theo KrebsonSecurity, clipper là mã độc có chức năng quét clipboard (nơi chứa dữ liệu đã sao chép) để tìm khoá riêng tư của ví điện tử và tráo nó với khoá của hacker khi nạn nhân thực hiện chuyển tiền. Đây là điều đã xảy ra với Schober.
Vì nghi phạm là trẻ vị thành niên, người bảo hộ phải chịu trách nhiệm thay. Ban đầu, Schober viết thư đến phụ huynh của 1 trong 2 nghi phạm, cho biết mình sẽ không khởi kiện nếu toàn bộ số tiền được trả về chỗ cũ. Anh cũng thông tin thêm rằng con họ có thể bị xét xử như người trưởng thành với tội trộm cắp mức độ 1, tiền phạt có thể lên đến 140.000 USD.
"Mất số tiền đó khiến tôi kiệt quệ cả về tài chính và tinh thần. Cậu nhóc có thể coi đây chỉ là trò đùa vô hại nhưng nó thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của tôi", Schober viết trong bức thư.
Schober tin rằng 2 cậu bé là những cá nhân xuất chúng và không muốn vụ kiện cướp đi cơ hội phát triển tương lai của cả 2. Tuy nhiên, anh cho rằng sẽ không công bằng nếu để cho vụ việc đi vào dĩ vãng.
Schober đâm đơn kiện chính thức sau thời gian dài không một hồi âm. Vụ kiện đang trong quá trình điều tra và 2 bị can không hề phủ nhận hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, Schober có thể ra về tay không vì khởi kiện quá trễ.
Cụ thể, hồ sơ của toà chỉ ra Schober khởi kiện vào ngày 21/5/2021, tức 3 năm 5 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra. Ở Anh, hành vi trộm cắp có thời hạn xét xử là 3 năm.
Mặc dù câu chuyện có vẻ hài hước khi một người đàn ông trưởng thành bị 2 cậu nhóc lừa, đây là bài học để người dùng Internet đề phòng những đường dẫn không đáng tin tưởng. Trong 9 tháng vừa qua, đã diễn ra 3 triệu vụ hack bắt nguồn từ mã độc ẩn sau link tải Minecraft.
Theo Zing/PC Gamer
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số