Chuyển đổi số ở Việt Nam: thách thức bảo mật và cơ sở hạ tầng

24/11/2021
Chuyển đổi số (Digital Transformation) thuật ngữ đang rất phổ biến trên toàn cầu, nhưng lại chưa được ứng dụng một cách tương xứng ở Việt Nam do những khó khăn về mức độ thực thi, chi phí cũng như cơ sở hạ tầng.

Chuyển đổi số trải dài trong toàn bộ quá trình hoạt động của một công ty, tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp, nâng cao năng suất nhân viên và mang lại lợi ích trực tiếp lẫn gián tiếp cho khách hàng. Có hai mũi chọn chính của chuyển đổi số cần chú ý khi triển khai ở Việt Nam: tính an toàn dữ liệu số ở cấp độ cá nhân, tổ chức, chính phủ và cơ sở hạ tầng triển khai đảm bảo mọi thứ được thực thi nhanh chóng và tiện lợi.

Bảo mật dữ liệu di động  - “Tấm khiên” của doanh nghiệp

Bên cạnh những mặt lợi, chuyển đổi số cũng đi kèm với những lỗ hổng trong việc thực thi. Nếu không kiểm soát tốt các lỗ hổng này thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong vấn đề an ninh thông tin của doanh nghiệp. Trên thực tế, một trong những rào cản lớn nhất ngăn cản các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp quốc doanh và những tập đoàn viễn thông, ngân hàng tiếp cận chuyển đổi số là bảo mật.

Một ví dụ đơn giản, việc bảo mật thông tin trong những năm trước khá đơn giản khi nhân viên các tập đoàn lớn chỉ sử dụng duy nhất máy tính do công ty cấp để làm việc. Thế nhưng ở giai đoạn số hóa này, với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, máy tính bảng và hàng loạt các thiết bị công nghệ cao khác cùng khối lượng dữ liệu khổng lồ mà mỗi nhân viên phải làm việc mỗi ngày, mọi thứ lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều, cho cả người lao động, chủ doanh nghiệp và bộ phận quản trị.

Chuyển đổi số ở Việt Nam: thách thức bảo mật và cơ sở hạ tầng
Việc sử dụng di động để thay thế máy tính đang trở thành xu hướng chính để bắt đầu quá trình chuyển đổi số ở nhiều doanh nghiệp

Với nhân viên công ty, nhân viên chính phủ, việc sử dụng thiết bị cá nhân tại nơi làm việc là nhu cầu thiết yếu. Một khảo sát được thực hiện với những người dùng chuyên nghiệp cho thấy 58% tin rằng smartphone đã, đang và sẽ thay thế máy tính để trở thành thiết bị làm việc chính trong vài năm tới. Không như máy tính, smartphone có tính tức thời, luôn sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng kết nối. Việc ngăn cấm các thiết bị cá nhân cũng sẽ khiến lãnh đạo doanh nghiệp đau đầu vì giảm năng suất của người lao động.

Tuy nhiên, smartphone lại là một “hiểm họa lớn” về bảo mật khi mọi thứ có thể được chia sẻ quá dễ dàng, nhất là các dữ liệu nhạy cảm và bí mật kinh doanh của công ty. Nhằm hạn chế điều này, bộ phận quản trị phải thực hiện phân quyền cho từng cá nhân, cài đặt và thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo nhân viên đó không thể truy cập vào các dữ liệu không được cho phép. Việc quản trị một doanh nghiệp vừa và nhỏ với 50-100 nhân viên, mỗi người lại có 2-3 thiết bị, tất cả đều phải được cài đặt, thiết lập và luôn luôn cập nhật các bản vá bảo mật mới nhất đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ, và sẽ luôn có độ trễ giữa nhu cầu của nhân viên và khả năng đáp ứng của bộ phận quản trị.

Đó là chúng ta còn chưa đề cập đến trường hợp smartphone hoàn toàn có thể bị tấn công, thay đổi thông tin ở cấp độ hệ thống. Từ đó, kẻ xấu có thể truy cập hệ thống mạng nội bộ công ty để ăn cắp các dữ liệu mà chủ nhân thiết bị đó không hề hay biết, trong khi bộ phận IT lại cho rằng nhân viên chỉ đang truy xuất file để làm việc. 

Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho thiết bị di động

Với hơn 1 tỷ thiết bị khác nhau đã và đang được quản trị bằng giải pháp Knox trên toàn cầu, sẽ không sai khi nói rằng Knox đã đạt được niềm tin rất lớn ở cả cấp độ doanh nghiệp lẫn chính phủ với hàng loạt các giao thức bảo mật ở cấp độ quân sự. Knox Solutions là một trong những nền tảng quản trị di động hiếm hoi sử dụng bảo mật “cứng” ở cấp độ hệ thống thay vì phụ thuộc hoàn toàn bằng phần mềm.

Chuyển đổi số ở Việt Nam: thách thức bảo mật và cơ sở hạ tầng
Các smartphone có hiệu năng “máy trạm” như Galaxy Z Fold3/Z Flip3 là công cụ tuyệt vời cho người làm việc văn phòng trong thời đại số.

Samsung đã sử dụng hàng loạt các lớp bảo mật khác nhau trên nền tảng Knox để bảo vệ sự an toàn của dữ liệu. Lõi bảo mật sẽ tự động kiểm tra nhằm đảm bảo hệ điều hành của máy không bị can thiệp, từ đó mới có thể khởi động lên để kết nối vào hệ thống máy chủ của công ty. Toàn bộ dữ liệu trên máy khi này sẽ được mã hóa bởi một lớp bảo mật khác, đồng thời tăng cường gia cố, phân tách những vùng lưu trữ bảo mật riêng giữa dữ liệu cá nhân và dữ liệu công việc nhằm đảm bảo tính riêng tư của người dùng. Hơn thế nữa, toàn bộ dữ liệu truyền tải từ máy đến hệ thống máy chủ của công ty và ngược lại cũng đồng thời mã hóa hai chiều. 

Với đa lớp bảo mật phức tạp như vậy, tưởng chừng như việc triển khai Knox sẽ rất khó khăn nhưng trên thực tế, mọi việc lại rất nhanh chóng và dễ dàng nhờ vào sự tương thích rộng rãi đa nền tảng:

● Cho phép quản trị không chỉ điện thoại thông minh của Samsung mà còn cả máy tính Windows, điện thoại thông minh iOS hay Android của các nhà sản xuất khác.

● Tương thích với các nền tảng quản trị EMM lớn từ Microsoft, VMWare, Citrix, IBM… Việc tích hợp Knox vào các nền tảng sẵn có của doanh nghiệp là rất nhanh và hiệu quả

● Cho phép tùy biến chức năng của thiết bị nhằm phục vụ các nhu cầu đặc biệt của mỗi doanh nghiệp

● Cho phép thiết lập và phân quyền từ xa, quản trị viên chỉ cần nhập mã thiết bị vào hệ thống để yêu cầu máy tự tải xuống các bản vá bảo mật, cài đặt các phần mềm riêng của doanh nghiệp và mã hóa toàn bộ dữ liệu ngay khi nhân viên công ty mở máy lên lần đầu.

● Rút ngắn đáng kể tốc độ triển khai hàng loạt, phân quyền độc lập cho từng người dùng và nhóm người dùng, hạn chế tối đa tính sai sót hay các lỗ hổng bảo mật do con người.

Cơ sở hạ tầng và tốc độ

Khi triển khai thực tế, nếu như bảo mật tốt mà tốc độ phản hồi quá chậm cũng sẽ giảm hiệu quả của chuyển đổi số. Thấu hiểu được điều đó, bên cạnh việc trang bị mạng 5G tốc độ cao lên hàng loạt các thiết bị tầm trung và cao cấp, Samsung còn hợp tác với Viettel để tối ưu hóa, tăng tính tương thích giữa hạ tầng mạng và thiết bị nhằm phổ biến thiết bị 4G/5G đến cá nhân và hộ gia đình. Hai bên cũng thống nhất trao đổi nguồn lực và đào tạo nhân sự giữa các cấp để thúc đẩy các dự án, giải pháp công nghệ thông tin hướng tới Chính phủ, doanh nghiệp; song hành, chung tay triển khai các dự án trách nhiệm với xã hội.

Chuyển đổi số ở Việt Nam: thách thức bảo mật và cơ sở hạ tầng
Mạng 5G giúp việc ứng dụng Knox Solutions cho dịch vụ công như y tế, giáo dục và hành chính dễ dàng hơn, góp phần tăng cường khả năng quản lý, cập nhật dữ liệu cho cấp quản lý tại địa phương bằng hệ sinh thái Galaxy.

Ông Kevin Lee, Tổng Giám đốc Samsung Vina chia sẻ: “Viettel với Hệ sinh thái Giải pháp số tổng thể và Samsung với nền tảng bảo mật, quản trị di động Samsung Knox là 2 mũi nhọn không thể tách rời trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hướng tới quản trị thông minh đạt hiệu quả cao”.

Nguyễn Minh(tổng hợp) 

Tin công nghệ liên quan khác